Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 951.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu sinh khối rừng tự nhiên trạng thái IIB huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số ứng dụng trong việc xác định sinh khối và lượng CO2 hấp thụ trạng thái rừng IIB huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------------------------- VŨ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Đại Hải Hà Nội – 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm khôngđáng kể và có thể nói là ổn định. Tuy nhiên, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặcbiệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắtđầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch,... Cùng với cáchoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượngkhí CO2, nitơ ôxít, mêtan,... dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kínhtrong khí quyển khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, gây ra hiện tượng biếnđổi khí hậu tác động đến toàn bộ nhân loại như: Nước biển dâng, tăng nhiệt độ, tácđộng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai gây ra những hậu quả nghiêmtrọng đến các nước trên thế giới, đây được coi là một trong thách thức của loàingười trong thế kỷ 21. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ C02 trong khí quyển tănggấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 30C. Các số liệu nghiên cứu chothấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,50C trong khoảng thời gian từ 1885-1940, do thayđổi của nồng độ C02 trong khí quyển từ 0,027% lên 0,035%. Từ năm 1958 đến 2003lượng C02 trong khí quyển tăng lên 5%. Theo ước tính của các nhà khoa học, nếutoàn bộ sinh khối của rừng mưa nhiệt đới bị đốt trong vòng 50 năm tới thì lượngC02 thải ra cùng với lượng C02 không được hấp thụ từ rừng mưa sẽ làm tăng lượngC02 trong khí quyển gấp đôi hiện nay và nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 2 - 50 C, làmcho băng 2 cực tan dẫn đến những thay đổi đối với các hệ sinh thái ở dãy Himalaya,dãy Andes và mực nước biển sẽ dâng lên 1-3 m làm ngập các vùng thấp ven biểnphía Nam của Bangladesh, đồng bằng sông Mêkông ở Việt Nam và một phần lớndiện tích các bang Florida và Louisiana của Mỹ, nhiều hòn đảo trên Thái BìnhDương sẽ biến mất trên bản đồ thế giới. Nhằm ngăn chặn phát thải khí nhà kính và giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu vàbiến đổi khí hậu, tại hội nghị lần thứ 13 Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu(COP13) diễn ra tại Bali, Indonesia vào tháng 12/2007, các bên đã thông qua kếhoạch hành động Bali (Bali Action Plan) trong đó có đề xuất lộ trình xây dựng và 2đưa REDD (Chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng vàgiảm suy thoái rừng tại các nước đang phát triển) trở thành một cơ chế chính thứcthuộc hệ thống các biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu trong tương lai. Việt Nam làmột trong 9 quốc gia tham gia Chương trình hợp tác của Liên Hợp Quốc về REDD.Đây là cơ hội tạo thu nhập mới và bền vững cho các cộng đồng sống gần rừng vàtrong rừng thông qua các dự án nhằm ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng để tănglượng dự trữ carbon trong rừng và sau đó bán các tín chỉ carbon trên thị trườngcarbon toàn cầu. Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừngquy định: Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhàkính là loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việcquy định giá trị của rừng bao gồm cả giá trị kinh tế hàng hoá và giá trị môi trườngcủa rừng là một bước chuyển có tính cách mạng trong quản lý rừng ở nước ta, phảnánh xu thế tất yếu của xã hội và hội nhập quốc tế. Việc định lượng khả năng hấp thụcarbon và tính toán giá trị thương mại carbon của rừng là một phần quan trọng trongđịnh lượng giá trị môi trường của rừng. Rừng tự nhiên IIB chiếm một tỷ lệ lớn trong toàn bộ diện tích rừng tự nhiênở nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ C0 2 cho đốitượng rừng này là rất cần thiết trong tiến trình lượng hóa các giá trị môi trườngrừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và hướng tới thị trường thương mại carbontrên thế giới. Tuy nhiên, cho tới nay lại chưa có nhiều nghiên cứu khả năng hấp thụcarbon của trạng thái rừng này. Xuất phát từ những yêu cầu đó, đề tài: “Nghiên cứukhả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB huyện Định Hóa, tỉnh TháiNguyên” đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới 1.1.1. N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: