Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình
Số trang: 90
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.82 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được những đặc điểm cơ bản của Khu hệ ếch nhái Khu Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến về các mặt: Thành phần phân loại học; phân bố các loài theo sinh cảnh và đai cao; giá trị bảo tồn của tài nguyên ếch nhái khu vực; các mối đe dọa tới tài nguyên ếch nhái khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- LƯU QUANG VINH NGHIÊN CỨU KHU HỆ ẾCH NHÁI TẠI KHUBẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60. 62. 68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Xuân Cảnh Hà Nội, 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ếch nhái hay lưỡng cư, lưỡng thê là lớp động vật có xương sống đầutiên thích nghi với môi trường sống ở cạn, với những đặc điểm sinh học, sinhthái khác với các nhóm động vật có xương sống ở cạn khác. Ếch nhái chỉ sốngở vùng nước ngọt, phân bố giới hạn trên các lục địa, không sống được ở môitrường quá lạnh, biển và các vực nước lợ. Cho đến nay, trên Thế giới đã xácđịnh được 6.433 loài ếch nhái, thuộc 59 họ và 3 bộ [43]. Phần lớn ếch nhái là các loài có ích cho nông nghiệp, một số loài đượcdùng làm thực phẩm, dược liệu có giá trị và trong các phòng thí nghiệm sinhhọc. Ngoài ra, chúng còn là là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thứcăn của các hệ sinh thái tự nhiên. Cho đến nay những nghiên cứu về ếch nhái trên phạm vi toàn quốccũng như tại các khu vực ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ. Hàng năm tại cácVườn Quốc gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN), nhiều loài Ếchnhái mới vẫn được phát hiện, bổ sung cho danh lục của khu vực và quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu về khu hệ ếch nhái có ý nghĩa về phương diện lýluận: Nhằm đóng góp những tư liệu cho việc phân vùng địa lý tự nhiên và làcơ sở cho phân vùng kinh tế - sinh thái, từ đó góp phần định hướng bảo tồn vàkhai thác sử dụng một cách hợp lý tài nguyên ếch nhái nói riêng, tài nguyênđộng vật nói chung. Khu BTTN Thượng Tiến được thành lập năm 1995, nằm ở trung tâmtỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 85km về phía Tây – Nam.Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 7.308ha, nằm trên địa giới hànhchính của 3 xã: Thượng Tiến, Kim Tiến huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa huyệnLạc Sơn. Theo kết quả điều tra cơ bản năm 1994 [8],[9]: Hệ thực vật có 311 2loài, thuộc 255 và 88 họ; Hệ động vật có 280 loài và loài phụ, thuộc 86 họ và25 bộ. Tuy nhiên, theo đánh giá những con số trên đây mới chỉ là kết quả điềutra sơ bộ, với mục đích chính là phục vụ cho xây dựng luận chứng Kinh tế -Kỹ thuật và còn chưa chính xác do hạn chế về mặt thời gian. Yêu cầu nghiêncứu về khu hệ động vật nói chung và khu hệ ếch nhái nói riêng của KhuBTTN Thượng Tiến là rất lớn. Với đặc điểm tự nhiên và khí hậu đặc trưng, khu hệ ếch nhái đóng mộtvai trò quan trọng trong khu hệ động vật tại Khu BTTN Thượng Tiến. Theothống kê năm 1995, có tổng số 28 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ đã được ghinhận tại đây. Tuy nhiên, kết quả điều tra này đã ghi nhận cách đây hơn mộtthập kỷ, hơn nữa đây chỉ là kết quả điều tra sơ bộ và được thực hiện trong thờigian ngắn. Vì vậy, nghiên cứu khu hệ ếch nhái ở Thượng Tiến sẽ có ý nghĩa vềphương diện thực tiễn là: 1) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên rừngtại khu bảo tồn; 2) Hoạch định các giải pháp và chiến lược cho việc quản lý đadạng sinh học và phát triển nguồn tài nguyên động vật theo hướng bền vững. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành thựchiện đề tài “Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiênThượng Tiến, tỉnh Hòa Bình”. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên Thế giới Nghiên cứu về động vật đã được các nhà khoa học quan tâm từ lâu.Một trong những nội dung quan trọng là nghiên cứu khu hệ. Khu hệ động vật(fauna) là tập hợp các loài động vật có tính chất lịch sử trong một khu vực haymột lãnh thổ xác định. Nghiên cứu khu hệ động vật bao gồm các nội dungchính: Các yếu tố hình thành khu hệ (điều kiện tự nhiên, lịch sử địa chất); đặcđiểm thành phần loài, phân bố tự nhiên, nguồn gốc loài; mối quan hệ giữa cáccá thể trong một quần thể, giữa các quần thể động vật với nhau và giữa cácquần thể động vật với các quần thể thực vật; hiện trạng quần thể các loài độngvật. Đây là cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng tàinguyên theo hướng bền vững. Cho đến nay, trên Thế giới hiện đã ghi nhận được 6.433 loài ếch nháithuộc 59 họ, 3 bộ, trong đó: bộ Không đuôi (Anura) có 5.679 loài, 47 họ; bộcó đuôi (Caudata) 580 loài, 9 họ; bộ Không chân (Gymnophiona hay Apoda)có 174 loài, 3 họ (Frost, 2009). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng:Rừng nhiệt đới là nơi đa dạng nhất về thành phần loài ếch nhái. Ví dụ, TháiLan là một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- LƯU QUANG VINH NGHIÊN CỨU KHU HỆ ẾCH NHÁI TẠI KHUBẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60. 62. 68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Xuân Cảnh Hà Nội, 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ếch nhái hay lưỡng cư, lưỡng thê là lớp động vật có xương sống đầutiên thích nghi với môi trường sống ở cạn, với những đặc điểm sinh học, sinhthái khác với các nhóm động vật có xương sống ở cạn khác. Ếch nhái chỉ sốngở vùng nước ngọt, phân bố giới hạn trên các lục địa, không sống được ở môitrường quá lạnh, biển và các vực nước lợ. Cho đến nay, trên Thế giới đã xácđịnh được 6.433 loài ếch nhái, thuộc 59 họ và 3 bộ [43]. Phần lớn ếch nhái là các loài có ích cho nông nghiệp, một số loài đượcdùng làm thực phẩm, dược liệu có giá trị và trong các phòng thí nghiệm sinhhọc. Ngoài ra, chúng còn là là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thứcăn của các hệ sinh thái tự nhiên. Cho đến nay những nghiên cứu về ếch nhái trên phạm vi toàn quốccũng như tại các khu vực ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ. Hàng năm tại cácVườn Quốc gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN), nhiều loài Ếchnhái mới vẫn được phát hiện, bổ sung cho danh lục của khu vực và quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu về khu hệ ếch nhái có ý nghĩa về phương diện lýluận: Nhằm đóng góp những tư liệu cho việc phân vùng địa lý tự nhiên và làcơ sở cho phân vùng kinh tế - sinh thái, từ đó góp phần định hướng bảo tồn vàkhai thác sử dụng một cách hợp lý tài nguyên ếch nhái nói riêng, tài nguyênđộng vật nói chung. Khu BTTN Thượng Tiến được thành lập năm 1995, nằm ở trung tâmtỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 85km về phía Tây – Nam.Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 7.308ha, nằm trên địa giới hànhchính của 3 xã: Thượng Tiến, Kim Tiến huyện Kim Bôi và xã Quý Hòa huyệnLạc Sơn. Theo kết quả điều tra cơ bản năm 1994 [8],[9]: Hệ thực vật có 311 2loài, thuộc 255 và 88 họ; Hệ động vật có 280 loài và loài phụ, thuộc 86 họ và25 bộ. Tuy nhiên, theo đánh giá những con số trên đây mới chỉ là kết quả điềutra sơ bộ, với mục đích chính là phục vụ cho xây dựng luận chứng Kinh tế -Kỹ thuật và còn chưa chính xác do hạn chế về mặt thời gian. Yêu cầu nghiêncứu về khu hệ động vật nói chung và khu hệ ếch nhái nói riêng của KhuBTTN Thượng Tiến là rất lớn. Với đặc điểm tự nhiên và khí hậu đặc trưng, khu hệ ếch nhái đóng mộtvai trò quan trọng trong khu hệ động vật tại Khu BTTN Thượng Tiến. Theothống kê năm 1995, có tổng số 28 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ đã được ghinhận tại đây. Tuy nhiên, kết quả điều tra này đã ghi nhận cách đây hơn mộtthập kỷ, hơn nữa đây chỉ là kết quả điều tra sơ bộ và được thực hiện trong thờigian ngắn. Vì vậy, nghiên cứu khu hệ ếch nhái ở Thượng Tiến sẽ có ý nghĩa vềphương diện thực tiễn là: 1) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên rừngtại khu bảo tồn; 2) Hoạch định các giải pháp và chiến lược cho việc quản lý đadạng sinh học và phát triển nguồn tài nguyên động vật theo hướng bền vững. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành thựchiện đề tài “Nghiên cứu khu hệ ếch nhái tại Khu Bảo tồn thiên nhiênThượng Tiến, tỉnh Hòa Bình”. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên Thế giới Nghiên cứu về động vật đã được các nhà khoa học quan tâm từ lâu.Một trong những nội dung quan trọng là nghiên cứu khu hệ. Khu hệ động vật(fauna) là tập hợp các loài động vật có tính chất lịch sử trong một khu vực haymột lãnh thổ xác định. Nghiên cứu khu hệ động vật bao gồm các nội dungchính: Các yếu tố hình thành khu hệ (điều kiện tự nhiên, lịch sử địa chất); đặcđiểm thành phần loài, phân bố tự nhiên, nguồn gốc loài; mối quan hệ giữa cáccá thể trong một quần thể, giữa các quần thể động vật với nhau và giữa cácquần thể động vật với các quần thể thực vật; hiện trạng quần thể các loài độngvật. Đây là cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng tàinguyên theo hướng bền vững. Cho đến nay, trên Thế giới hiện đã ghi nhận được 6.433 loài ếch nháithuộc 59 họ, 3 bộ, trong đó: bộ Không đuôi (Anura) có 5.679 loài, 47 họ; bộcó đuôi (Caudata) 580 loài, 9 họ; bộ Không chân (Gymnophiona hay Apoda)có 174 loài, 3 họ (Frost, 2009). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng:Rừng nhiệt đới là nơi đa dạng nhất về thành phần loài ếch nhái. Ví dụ, TháiLan là một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng Phát triển nguồn tài nguyên động vật Bảo tồn khu hệ ếch nhái Quản lý đa dạng sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 358 5 0 -
97 trang 312 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 297 0 0 -
97 trang 275 0 0
-
115 trang 258 0 0
-
155 trang 254 0 0
-
64 trang 245 0 0
-
26 trang 241 0 0
-
70 trang 221 0 0
-
171 trang 212 0 0