Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kiểm chứng các mô hình lý thuyết chuyển hóa rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn tại Công ty lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 92,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn này nghiên cứu xác định được quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Mỡ trên các mô hình chặt chuyển hóa, đối chứng năm 2008 và năm 2010 cho từng cấp tuổi. Xác định được mức độ biến đổi cấu trúc, đường kính bình quân lâm phần sau 2 năm (2008 – 2010) của các mô hình chặt chuyển hoá và đối chứng; mức độ biến đổi của mô hình chặt chuyển hoá so với mô hình đối chứng năm 2010. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kiểm chứng các mô hình lý thuyết chuyển hóa rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn tại Công ty lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN KHẮC VINH NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia glauca Dandy)KINH DOANH GỖ NHỎ THÀNH RỪNG KINH DOANH GỖ LỚNTẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN KHẮC VINH NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia glauca Dandy)KINH DOANH GỖ NHỎ THÀNH RỪNG KINH DOANH GỖ LỚNTẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BẢO LÂM Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gỗ là một trong những nguyên vật liệu được con người sử dụng lâu đời vàrộng rãi nhất, là vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, được xếp hàng thứ 3 sauđiện và than. Gỗ cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biếnlâm sản, sản xuất giấy, bột giấy, sản xuất đồ gia dụng xuất khẩu. Nền kinh tế càngphát triển, hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì nhu cầu sử dụng tài nguyên nói chungvà gỗ nói riêng càng lớn, càng cấp thiết. Trong “Chiến lược phát triển lâm nghiệpViệt Nam giai đoạn 2006 – 2020”, đến năm 2020 sản lượng khai thác gỗ nước ta từ20 – 24 triệu m3 gỗ/năm, khai thác gỗ lớn là 10 triệu m3/năm. Xuất khẩu lâm sản đạttrên 7,8 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn cung cấp gỗ, đặc biệt là gỗ lớn ngày càng khan hiếm, doNhà nước đã đóng cửa rừng tự nhiên từ nhiều năm nay. Gỗ lớn phục vụ chế biến,sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu chủ yếu được nhập từ một số nước như: Lào,Inđônêsia, châu Mỹ... Những nguồn cung cấp này cũng đang dần bị hạn chế do xuthế giảm khai thác rừng tự nhiên trên thế giới. Trong tương lai, nguồn cung cấp gỗlớn phải trông chờ hoàn toàn vào rừng trồng. Để đáp ứng nhu cầu gỗ nói chung và nhu cầu gỗ lớn nói riêng, chủ động nguồnnguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, hoàn thành kế hoạch đề ra trong“Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”, cần có các giảipháp phát triển diện tích rừng trồng. Nhưng do đặc điểm của cây lâm nghiệp là sinhtrưởng chậm, đời sống dài, đặc biệt là cây cung cấp gỗ lớn phải mất hàng chục nămthậm chí hàng trăm năm mới được khai thác, làm cho nguồn cung cấp gỗ lớn càng trởlên khan hiếm. Trong số nhiều loài cây có thể cho gỗ lớn, Mỡ là cây có tốc độ sinhtrưởng tương đối nhanh nhưng nếu trồng mới cũng phải mất ít nhất 20 – 25 năm mớiđược khai thác. Hiện nay, diện tích rừng mỡ cấp tuổi I, II, III... được trồng với mật độdầy để cung cấp gỗ nhỏ còn nhiều. Nếu áp dụng các biện pháp quy hoạch chuyển hoásang rừng kinh doanh gỗ lớn thì chỉ mất từ 10 – 15 năm có thể khai thác được. Đây làmột hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về gỗ lớn của nền kinh tế nước ta. 2 Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là doanh nghiệp nhà nướcchuyên sản xuất, kinh doanh rừng trồng. Hiện này, Công ty đang quản lý diện tíchrừng mỡ khá lớn khoảng 1.341 ha được trồng để cung cấp gỗ nhỏ. Năm 2008 đã cómột số nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển hoá rừng kinh doanh doanh gỗ nhỏthành rừng kinh doanh gỗ lớn do nhóm sinh viên, học viên cao học trường Đại họcLâm nghiệp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Vũ Nhâm. Những nghiêncứu này bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan: làm tăng sản lượng gỗ, giảmchi phí trồng rừng ban đầu, nâng cao hiệu quả môi trường sinh thái và hiệu quả kinhtế trồng rừng. Để xem xét quá trình sinh trưởng, phát triển của các mô hình chuyển hoá hiệnnay ra sao? đã đúng hướng chưa? kết quả biến đổi của các quy luật cấu trúc lâm phầnnhư thế nào? cần có nghiên cứu kiểm chứng định kỳ, đánh giá hiệu quả của các môhình chuyển hoá. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kiểmchứng các mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng trồng Mỡ (Manglietia glauca Dandy)kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn tại Công ty Lâm nghiệp YênSơn, tỉnh Tuyên Quang”. Đề tài thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hìnhchuyển hoá rừng trồng Mỡ sau 2 năm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Một số nhận thức về các yếu tố liên quan đến thiết lập các mô hình chuyểnhóa rừng và kiểm chứng chuyển hóa rừng1.1.1. Một số nhận thức về đặc điểm sinh thái, hình thái và giá trị kinh tế củaloài Mỡ Loài Mỡ có tên khoa học là Manglietia glauca Dandy, phân bố tự nhiên ở ViệtNam, Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Ở nước ta, Mỡ phân bố nhiều ở các tỉnh PhúThọ, Yên Bái, Tuyên Quang. Ngoài ra Mỡ còn phân bố ở các tỉnh khác như Hà Giang,Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá Nghệ An, Hà Tĩnh. TheoLê Mộng Chân – Lê Thị Huyên (2000) [4] loài Mỡ có những đặc điểm sau: 1.1.1.1. Đặc điểm hình thái Cây Mỡ có thân thẳng và tròn, chiều cao tới trên 20m, đường kính có thể đạttới trên 60cm, sinh trưởng nhanh ở giai đoạn 15 - 20 năm đầu. Tán hình tháp, vỏnhẵn màu xanh xám, không nứt, lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành nonmọc gần thẳng góc với thân chính, màu xanh nhạt. Lá đơn mọc cách, hình trứngngược hoặc trái xoan. Phiến lá dài 15 - 20cm, rộng 4 - 6cm. Hai mặt lá nhẵn, mặttrên là màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, gân lá nổi rõ. Hoa màu trắng, mọc lẻ ở đầucành, dài 6 - 8c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: