Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kiểm chứng các mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng trồng Sa Mộc (Cunninghamia lanceolata-Hook) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại ban quản lý rừng huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn là kiểm chứng các mô hình chuyển hoá rừng trồng Sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn, làm cơ sở xây dựng nhanh nguồn cung cấp gỗ lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kiểm chứng các mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng trồng Sa Mộc (Cunninghamia lanceolata-Hook) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại ban quản lý rừng huyện Bắc Hà tỉnh Lào CaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ QUANG TÙNG NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾTCHUYỂN HOÁ RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata-Hook) CUNG CẤP GỖ NHỎ THÀNH RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG HUYỆN BẮC HÀ-TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Lâm Học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ NHÂM Hà Nội, 2010BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ QUANG TÙNG NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾTCHUYỂN HOÁ RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata-Hook) CUNG CẤP GỖ NHỎ THÀNH RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG HUYỆN BẮC HÀ-TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế trong xu thế hội nhập,công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngành công nghiệp chế biến gỗ vàlâm sản đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu trong nước đồng thời tạo đượckim ngạch xuất khẩu trong những năm qua đã đóng góp đáng kể cho sự pháttriển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên thực tế hiện nay nguồn cung cấp gỗnguyên liệu, đặc biệt là gỗ có kích thước lớn lại đang gặp rất nhiều khó khăndo diện tích rừng tự nhiên nước ta bị thu hẹp bởi những nguyên nhân khácnhau như chiến tranh, khai thác bừa bãi, cháy rừng, xây đập thủy điện, việcchuyển diện tích rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp như Cao su, Hồtiêu, Điều.... Do đó, việc khai thác gỗ lớn từ rừng tự nhiên cũng bị hạn chế,bên cạnh đó cơ hội nhập khẩu gỗ ngày càng giảm bởi các nước trong khu vựcnói chung và trên toàn thế giới nói riêng đang có xu hướng giảm khai thác gỗtừ rừng tự nhiên. Như vây, nguồn nguyên liệu gỗ lớn cung cấp cho thị trườngtừng bước dựa chủ yếu vào gỗ rừng trồng. Trước tình hình đó, việc quy hoạch các vùng nguyên liệu gỗ lớn lâu dàitừ rừng trồng là rất quan trọng, để đảm bảo nhu cầu gỗ trong nước cũng nhưxuất khẩu. Vấn đề đặt ra là nếu trồng mới rừng cây gỗ lớn thì phải mất 20-30năm mới có thể khai thác được. Trong khi nhiều diện tích rừng có khả năngcung cấp gỗ lớn, nhưng lại được trồng với mật độ dày để kinh doanh gỗ nhỏ,hiệu quả kinh tế mang lại từ những khu rừng này là rất thấp. Nếu diện tíchrừng này, được chuyển hoá thành rừng cung cấp gỗ lớn thông qua các biệnpháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp thì chỉ trong khoảng thời gian 5 đến 10 nămnữa chúng ta sẽ có một diện tích rừng cung cấp gỗ lớn có giá trị. Điều đókhông những đáp ứng nhanh được nhu cầu gỗ lớn ngày càng tăng của thịtrường mà còn lợi dụng được những diện tích rừng đã trồng có giá trị kinh tếthấp để chuyển hoá thành rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, giảm được chi phí 2trồng rừng ban đầu, giảm được tác hại đến môi trường như xói mòn đất, tăngkhả năng hấp thụ CO2 trong khí quyển. Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là một huyện miền núi, đời sống ngườidân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâmnghiệp. Trên địa bàn huyện có diện tích rừng trồng Sa mộc đang trong quátrình sinh trưởng nhanh và có khả năng cung cấp gỗ lớn song lại được trồngvới mật độ dày với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ nên hiệu quả kinh tế mang lạithấp. Trước thực tế đó, dự án thực hiện việc chuyển đổi diện tích rừng trồngSa mộc cung cấp gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn, nhằm nâng cao năng suấtvà giá trị của rừng trồng, qua đó nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, cảithiện đời sống cho đồng bào dân tộc vùng cao huyện Bắc Hà đã được thựchiện nhiều năm qua. Các mô hình chuyển hoá rừng đã được thực hiện bắt đầutừ năm 2007 dựa trên các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn quản lý rừng bềnvững, tạo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến. Việc theo dõi, đo đếm cácchỉ tiêu sinh trưởng cũng được thực hiện, sau hai năm kể từ khi bắt đầuchuyển hóa cần kiểm chứng sự thành công của các mô hình chặt chuyển hoáđể đánh giá hiệu quả của công tác chuyển hoá rừng trồng Sa mộc gỗ nhỏthành rừng gỗ lớn là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành thựchiện đề tài:“Nghiên cứu kiểm chứng các mô hình lý thuyết chuyển hoá rừng trồngSa Mộc (Cunninghamia lanceolata - Hook) cung cấp gỗ nhỏ thành rừngcung cấp gỗ lớn tại Ban quản lý rừng huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: