Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để xây dựng rừng giống và vườn giống hữu tính loài cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) tại huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh

Số trang: 246      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.85 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là xác định được một số căn cứ khoa học của cây Sồi phảng làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng giống, vườn giống hữu tính; bước đầu xác định được một số biện pháp kỹ thuật chọn giống và nhân giống cây Sồi phảng để cung cấp giống phục vụ xây dựng rừng giống, vườn giống hữu tính tại Hoành Bồ, Quảng Ninh; đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật chọn giống, nhân giống và trồng rừng loài cây Sồi phảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để xây dựng rừng giống và vườn giống hữu tính loài cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) tại huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRƯƠNG TUẤN ANHNGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG VÀ VƯỜN GIỐNG HỮU TÍNH LOÀI CÂY SỒI PHẢNG (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, QUẢNG NINH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN Hà Nội, 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và trải dài theo nhiều vĩ độ, với2/3 diện tích đất đồi núi, do đó tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt trong công cuộcphát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta. Do nhiều nguyên nhânkhác nhau như sức ép gia tăng dân số, du canh du cư, đốt nương làm rẫy, khai thácrừng không kiểm soát, cháy rừng, chiến tranh,… nên diện tích và chất lượng rừngnước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài. Theo kết quả điều tra đã được côngbố, năm 1945 diện tích rừng nước ta khoảng 14,3 triệu ha, độ che phủ đạt 43%trong đó phần lớn là rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng giàu. Năm 1990, diện tích rừngchỉ còn khoảng 9,3 triệu ha, độ che phủ chiếm 28,4%, chủ yếu là rừng trung bình vàrừng nghèo. Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước rừng của cả nước bịsuy giảm cả về diện tích và chất lượng một cách nhanh chóng. Cùng với các chínhsách khuyến khích phát triển tài nguyên rừng kết hợp sự nỗ lực của toàn xã hội, đếnhết năm 2010, tổng diện tích rừng nước ta là 13.388.075 ha, độ che phủ đạt 39,5%,trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.304.816 ha và rừng trồng là 3.083.259 ha (BộNông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 8/2011) [3]. Mặc dù, diện tích rừng trongnhững năm gần đây đã tăng, nhưng phần lớn có chất lượng kém, trữ lượng rất thấp(< 90m3/ha), khả năng phục hồi chậm (2 - 3m3/ha/năm), loài cây có giá trị kinh tế ít,rừng trồng đa số là cây gỗ mọc nhanh, nhập nội, chủ yếu để sản xuất gỗ nhỏ, cácloài cây gỗ lá rộng bản địa có khả năng cung cấp gỗ lớn thường sinh trưởng chậmvà kém, phần lớn chất lượng giống không đảm bảo, không đáp ứng nhu cầu sảnxuất hiện tại và trong tương lai. Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã có nhiềuchính sách khuyến khích gây trồng, bảo tồn và phát triển các loài cây gỗ bản địanhằm mục đích cung cấp gỗ lớn, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển các loàicây bản địa có giá trị một cách bền vững. Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) là cây gỗ bảnđịa, lá rộng, thường xanh, có phân bố tự nhiên ở các khu rừng thứ sinh từ các tỉnhmiền Bắc như Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái đến các tỉnh miền Trung như NghệAn, Thanh Hóa và các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Thường gặp Sồi phảng mọc ở độ 2cao 50 - 1.200m so với mực nước biển (Lê Mộng Chân, 2000) [4]. Sồi phảngthường sống hỗn loài với các loài cây lá rộng thường xanh như Kháo (Machilus sp),Giổi xanh (Michelia mediocris), Chẹo tía (Engerhardtia chrysolepis). Do đó, trướcđây diện tích rừng tự nhiên có phân bố Sồi phảng khá lớn. Do rừng tự nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, diện tích ngày càng giảmsút nhanh đã kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng về diện tích cũng như số lượngquần thể Sồi phảng. Mặc dù, Sồi phảng là loài cây có khả năng tái sinh tự nhiênmạnh, nhưng do chất lượng của các cây mẹ kém nên khả năng phục hồi tự nhiêncủa Sồi phảng rất hạn chế. Do đó diện tích rừng có Sồi phảng phân bố tự nhiên hiệnnay còn rất ít và chất lượng không đảm bảo dẫn đến khả năng cung cấp gỗ của loàicây này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để xây dựngrừng giống và vườn giống hữu tính loài cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. exBenth.) A.Camus) tại huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh là cần thiết, có ý nghĩa cả vềkhoa học và thực tiễn, nhằm cung cấp giống đã được cải thiện, đảm bảo tiêu chuẩn chấtlượng cao hơn cho sản xuất. Đề tài luận văn là một trong những nội dung quan trọng của Dự án Nângcao chất lượng giống các loài cây bản địa phục vụ làm giàu rừng và khoanh nuôixúc tiến tái sinh rừng giai đoạn 2006 - 2010 do PGS. TS. Nguyễn Huy Sơn, Giámđốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản là giám đốc dự án và tác giả là cộng tácviên thực hiện dự án. Được sự đồng ý của giám đốc dự án, tác giả đã kế thừa số liệuvà hiện trường dự án, đồng thời bổ sung thêm số liệu của các năm 2011 - 2012 đểhoàn thành luận văn thạc sỹ theo chương trình đào tạo sau đại học tại Trường Đạihọc Lâm nghiệp Việt Nam khóa 2010 - 2012. 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: