Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của lâm phần Trâm bầu (Compretum quadrangulare Kurz) tại huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.38 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của đề tài là đánh giá hiện trạng, đặc điểm lâm học, khả năng tái sinh lâm phần Trâm bầu ven biển huyện Vĩnh Linh nhằm đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần nâng cao khả năng phòng hộ đề xuất hướng quản lý, bảo vệ và phát triển lâm phần Trâm bầu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị và các địa phương vùng cát. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của lâm phần Trâm bầu (Compretum quadrangulare Kurz) tại huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng TrịBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ....................................... THÁI VĂN THÀNHNGHIÊN CỨU MỘT SỐ DẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KHẢ NĂNG TÁISINH CỦA LÂM PHẦN TRÂM BẦU (Compretum quadrangulare Kurz) TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Lâm học Mã số : 62.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG HÀ NỘI, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đã từ lâu cát bay, cát nhảy, cát trôi luôn là mối đe dọa thường xuyên và nguyhiểm đối với cuộc sống của người dân ven biển các tỉnh miền Trung nước ta. Trảiqua hàng triệu năm vận động địa chất, cát theo sóng biển được đưa lên bờ, từ đó giótập trung thành cồn cát lớn trên đất liền, hàng năm cứ vào mùa gió thổi thì cát lại theo giólấp ruộng vườn, nhà cửa, đường sá, phá hoại hoa màu và các công trình khác. Khoảng 400.000 ha các giải cát di động trải dọc bờ biển miền Trung đã, đangbị sa mạc hóa, mỗi năm có khoảng 20 ha đất canh tác nông nghiệp bị lấn bởi cácđụn cát di động [1]. Vì vậy cần phải có các giải pháp khoa học công nghệ xây dựngrừng phòng hộ vững chắc mới bảo vệ được môi trường phòng tránh thiên tai, pháttriển sản xuất. Vùng đất cát ven biển huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị là một tiểu vùng sinhthái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môitrường của vùng đất này trong vì thập niên vừa qua có sự biến động khá mạnh dotác động của thiên nhiên và con người. Bão lụt hàng năm thường xuyên đe dọa đờisống của cư dân địa phương. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát trôi,cát chuồi là mối đe dọa thường xuyên. Ngay cả việc phát triển sản xuất trong mấynăm gần đây như đào hồ nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quanmôi trường, cộng với việc khai khoáng đại trà làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khólại càng khốn khó hơn. Thực trạng nhiễm mặn đất trồng, sa mạc hóa, gia tăng hạn hán, lũlụt, ngập úng do lún sụt địa tầng. ..do hậu quả của việc khai khoáng và nuôi trồng thủysản gây ra đã và đang là vấn nạn của đời sống cư dân tại chỗ. Quảng Trị có hơn 166.000 ha đất đồi núi chưa sử dụng do khô cằn thiếu nướcvà nghèo dinh dưỡng, trong đó có trên 17.000 ha đất cát ven biển rất khó cải tạo vàcó nguy cơ bị sa mạc hóa. Nhằm hạn chế những tác hại đó, trong nhiều năm trở lạiđây Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chắn cát, chắngió ven biển. Tại một số xã vùng cát ven biển huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị có hệ thốngrừng phòng hộ rú cát tự nhiên trong đó loài chiếm ưu thế và có tác dụng chống cát 2bay cát nhảy, giữ nước, điều hoà không khí là loài Trâm bầu, một loài cây bản địaphân bố tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một nghiêncứu nào về loài cây này để bổ sung cho danh lục các loài cây trồng rừng phòng hộcủa địa phương. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu một số đặc điểmlâm học và khả năng tái sinh của lâm phần Trâm bầu (Compretumquadrangulare Kurz) tại huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị”. Nhằm góp phầnhoàn thiện cơ sở khoa học về đặc điểm lâm học của loài để đề xuất định hướng cácbiện pháp gây trồng, phát triển bổ sung tập đoàn cây trồng nhằm nâng cao khả năngcố định cát và bảo vệ môi trường đối với các vùng cát ven biển, góp phần bảo vệmôi trường phát triển nông thôn bền vững. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới1.1.1. Nghiên cứu về rừng phòng hộ ven biển Nghiên cứu về rừng phòng hộ và phát triển nông, lâm nghiệp trên các vùng bịsa mạc hóa nói chung và các vùng trên đất cát ven biển nói riêng đã được nhiều tácgiả quan tâm chú ý từ thế kỷ XVIII. Các nghiên cứu được tiến hành theo nhiều khíacạnh khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề như động thái cát di động,đặc điểm đất cát ven biển; các loài cây trồng và cấu trúc đai rừng phòng hộ, khảnăng phòng hộ chắn gió, chắn cát cũng như giá trị kinh tế của hệ thống đai rừng trênvùng đất cát ven biển…Có thể điểm qua một số nét chính như sau: Để hạn chế và ngăn chặn hiện tượng cát bay gây thiệt hại cho đời sống và sảnxuất con người thì trồng rừng phòng hộ trên đất cát ven biển là một giải pháp rấthiệu quả. Vấn đề này được nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển, đặc biệt ởcác nước có nhiều vùng bị ảnh hưởng bởi cát bay như nước ta. Cho đến nay, trênthế giới có nhiều loài cây trồng đã được thử nghiệm và bước đầu đem lại hiệu quả: + Ở Trung Quốc và các nước Trung Đông, miền Đông và Tây Châu Phi thì PhiLao được coi là cây trồng chủ đạo trồng trên các vùng đất cát thành hệ thống đai cóchiều rộng ít nhất 100 – 200m, có nơi từ 2 – 5 km tùy vào bề rộng bãi cát và địahình địa mão, cự li trồng 1m x 2m (5000 cây/ha) đến 1m x 1m (10.000 cây/ha). Sauđai rừng Phi lao là các đai rừng hỗn giao hoặc thuần loài của Bạch đàn, Keo, Thôngnhựa, phía sau các đai rừng dùng để canh tác nông nghiệp. + Phi lao là loài cây phân bố ở bờ biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới từ miềnBắc Australia qua Malaysia, Polynesia, đến Kra Ithmus, chủ yếu dọc bờ biểnChittagong, Tennesserim, Adamans, mở rộng đến bờ biển Malay Peninsula và quaArchipelago, Pacific Islands. Theo Pinyopuarerk K. và House A.P.N.(1993) thì Philao được dẫn giống đến nhiều nước ngoài ở vùng phân bố của nó như Karwar năm1868, Nam Phi năm 1857, Trung Quốc 1897,….Theo Balatnagar (1978), Drêchselvà Schm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: