Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống bằng hom loài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh, Tr.) tại vườn quốc gia Tam Đảo

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.46 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 102,000 VND Tải xuống file đầy đủ (102 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn này nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Hải đường vàng. Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Hải đường vàng. Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và phát triển loài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh,Tr.) tại VQG Tam Đảo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống bằng hom loài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh, Tr.) tại vườn quốc gia Tam ĐảoBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ THÀNH CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HOM LOÀI HẢI ĐƯỜNG VÀNG (Camellia tienii Ninh, Tr.) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2012BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ THÀNH CƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HOM LOÀI HẢI ĐƯỜNG VÀNG (Camellia tienii Ninh, Tr.) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO Chuyên ngành lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Ngô Quang Đê HÀ NỘI - 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới rất đa dạng và phong phú, có nhiều loài câykhông cho gỗ nhưng lại có giá trị lớn hơn gỗ rất nhiều lần. Việc tận dụng nguồn tàinguyên ngoài gỗ, kinh doanh rừng tổng hợp có khoa học đang là một hướng đi đúngđắn, có nhiều triển vọng. Vừa đáp ứng được mục tiêu kinh tế, vừa đảm bảo tính cânbằng, ổn định của hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học. Một trong các sản phẩmquý của rừng là các loài thuộc chi Camellia. Chi Camellia thuộc họ chè (Theaceae), là chi có nhiều loài cho nhiều tácdụng. Ngoài vai trò quan trọng là tham gia vào cấu trúc các hệ sinh thái rừng thì nócòn có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Hoa của các loài trong chi Camellia đẹp, nhiều màusắc khác nhau, có loài có hương thơm quyến rũ, thời gian hoa nở kéo dài, cho nêncó nhiều loài rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh, tô điểm thêm cho đời sốngvăn hoá của con người, hướng con người đến Chân, thiện, mỹ . Ngoài ra, các loàitrong chi Camellia còn có nhiều tác dụng khác được biết đến như: làm đồ uống, làmdầu ăn, làm thuốc chữa bệnh… Tam Đảo là một dãy núi cao ở phía Đông Bắc Bộ nằm tiếp giáp với đồngbằng Bắc Bộ. Đây là dãy núi lớn dài 80 km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh (Hà Nội), là nơi hội tụ củahệ thực vật Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam nên tổ thành loài cây ở đây kháphong phú. Theo số liệu điều tra của VQG Tam Đảo thì khu hệ thực vật VQG TamĐảo đã thống kê được 1.436 loài thực vật thuộc 741 chi của 219 họ của 6 ngành,trong đó có 58 loài mang nguồn gen quý hiếm và 68 loài đặc hữu có tên trong sáchđỏ của Việt Nam và sách đỏ thế giới. Hầu hết các công trình nghiên cứu thực vật ởVQG Tam Đảo mới chỉ dừng ở mức thống kê các loài, phân bố của một số loài cógiá trị mà chưa được nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh thái, khả năng táisinh, và sinh trưởng của chúng. Vì thế việc khai thác, kinh doanh lợi dụng rừng còngặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc nghiên cứu sử dụng, bảo tồn và phát triển bềnvững các loài cây đặc hữu, quý hiếm trong khu hệ thực vật Tam Đảo, trong đó cóloài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh,Tr.). 2 Hải đường vàng là cây gỗ nhỏ, thân màu trắng nhợt, hoa có màu vàng rất đẹpvà rất có giá trị về dược liệu, làm cảnh… Là loài cây đặc hữu ở Tam Đảo, có phạmvi phân bố tự nhiên tương đối hẹp. Hiện nay, giá trị thương mại của 1kg nụ, hoa Hảiđường vàng bán tại Tam Đảo có giá khoảng 1,5 triệu đồng, bán tại Móng Cái -Quảng Ninh có giá 2,5 triệu đồng, 1 cây Hải đường vàng được đào trong rừng VQGTam Đảo và bán cho lái buôn ở cửa rừng có giá từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìnđồng, nó đang bị người dân khai thác một cách bừa bãi và đang đứng truớc nguy cơbị tuyệt chủng. Vậy bài toán đặt ra cho loài cây quý này là: Vấn đề bảo tồn loài; khảnăng nhân giống mở rộng khu phân bố của loài để lợi dụng loài một cách triệt để -bền vững, phục vụ mục tiêu kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của con người; cần cónhiều hơn các nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm cơ bản của loài như hình thái,sinh thái, sinh trưởng, giá trị sử dụng… Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học vàkhả năng nhân giống bằng hom loài Hải đường vàng (Camellia tienii Ninh,Tr.)tại VQG Tam Đảo” được thực hiện là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới. Những năm gần đây, các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao về dược liệu, làmcảnh... đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó có chi Camellia. ChiCamellia bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 17, tên Camellia do n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: