Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry et Thomas) tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái

Số trang: 95      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.36 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 95,000 VND Tải xuống file đầy đủ (95 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này nghiên cứu tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu (Fokienia hodginsii) nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học để bảo tồn và phát triển loài Pơ mu nói riêng và đa dạng sinh học nói chung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry et Thomas) tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Văn Yên, Yên BáiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN NGỌC LÂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI PƠ MU (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry et Thomas) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, VĂN YÊN, YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2012BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN NGỌC LÂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI PƠ MU (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry et Thomas) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGÔ QUANG ĐÊ HÀ NỘI - 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường sống, luôn giữ vai trò quan trọngkhông thể thiếu đối với việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tính đadạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, cung cấp nhiều lâm sản quý phục vụ cho nhu cầuxã hội trong đó có hàng triệu đồng bào miền núi…Hiện nay, do nhiều nguyên nhânkhác nhau mà diện tích rừng đã và đang bị suy giảm cả về số lượng cũng như chấtlượng. Tình trạng hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên gây thiệt hại cho hoạt độngsản xuất nông- lâm nghiệp, kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống nhân dânnghèo nàn lạc hậu... Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã cónhững chủ trương và các biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, từng bước khôi phụclại vốn rừng thông qua hàng loạt các quyết định và chỉ thị của chính phủ như: Chỉthị 90CT về những biện pháp cấp bách để chặn đứng nạn phá rừng, Quyết định327/CP, ngày 15-9-1992 về việc trồng rừng trên đất trống đồi trọc, dự án 661 trồngmới 5 triệu ha rừng, Quyết định số 264/CP về chính sách khuyến khích và phát triểnrừng...Nhờ đó những khu đất trống đồi trọc đã dần được thay thế bởi màu xanh củanhững cánh rừng. Để đạt được kết quả trên ngoài công tác trực tiếp trồng rừng thìbiện pháp thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên rất hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn. Ở Việt Nam, Pơ mu (Fokienia hodginsii) được coi là một loại gỗ quý, có mùithơm đặc trưng, vân gỗ đẹp, bền, nhẹ, không bị mối mọt phá hoại. Vì thế nó đượcsử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Tạc tượng, làm lục bình, đóng bàn ghế,gường tủ, sập, ốp lát sàn và trang trí trần nhà đều rất bền đẹp. Sản phẩm chưng cất,đặc biệt từ rễ Pơ mu là tinh dầu được dùng trong hóa mỹ phẩm và y học. Dầu Pơ muđược sử dụng làm hương liệu nước hoa. Có mùi hương nồng nàn ấm áp rất dễ chịu.Dùng để pha chế nước hoa cao cấp. Dầu Pơ mu cũng dùng làm thuốc sát trùng chữasưng tấy, có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Trong trị liệu massage hoặc xông hơitinh dầu Pơ mu giúp tăng cường sinh lực, làm khỏe mạnh gân cốt và làm giảm sựviêm da. Khi xông hương giúp diệt khuẩn làm thanh lọc không khí, tẩy uế. Có tácdụng đuổi muỗi và côn trùng... Pơ mu là loài nguy cấp và được đưa vào Sách đỏ Việt 2Nam năm 1996. Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái đượccoi là một trong những khu rừng nguyên sinh gần như nguyên vẹn, còn lưu giữđược hàng trăm loài động, thực vật rừng có giá trị, quý hiếm. Hệ thực vật nhiềutầng đan xen lẫn nhau tạo nên một thảm thực vật phong phú. Hiện nay, tình trạngxâm hại trái phép nguồn tài nguyên rừng tại các địa phương trong Khu bảo tồn diễnra ngày càng phức tạp, nạn săn bắn thú rừng và khai thác gỗ trái phép vẫn tiếp diễn,nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, quý hiếm đang dần mất đi, trong đó có loàicây Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry et Thomas) với số lượng cá thể cònrất ít trong rừng tự nhiên. Để góp phần bảo tồn và phát triển loài cây Pơ mu tại Khubảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thì một trong những hướng đi có hiệu quả là giải phápthúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, hiện chưa có một nghiên cứu nào vềvấn đề tái sinh cũng như chưa có một giải pháp nào mang tính đồng bộ để bảo tồnvà phát triển loài cây Pơ mu tại địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tựnhiên của loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry et Thomas) tại khuBảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu – Văn Yên - Yên Bái” được thực hiện là rất cần thiếtvà có ý nghĩa thực tiễn. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Những nghiên cứu về tái sinh rừng 1.1.1 Trên thế giới Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng,biểu hiện là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi cùnghoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừngsau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vìvậy, tái sinh từng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản củarừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác địnhbởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sựtương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đó, được nhiềunhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard,1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet,1969)[17]. Do tính c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: