Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính sinh thái học và xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Sao lá to (Hopea hainanensis Merr.et Chun) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.51 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là góp phần làm cơ sở khoa học để tìm ra các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sao lá to tại VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa và khu vực lân cận, nơi có điều kiện sinh thái tương đồng với khu vực nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính sinh thái học và xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Sao lá to (Hopea hainanensis Merr.et Chun) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa vii ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của xã hội thì hiểu biết về rừng của con ngườingày càng sâu sắc hơn, quan điểm, mục tiêu sử dụng ngày một đúng đắn, toàndiện hơn và các biện pháp tác động vào rừng cũng ngày càng hoàn thiện hơn.Tuy nhiên, những đổi mới và tiến bộ chưa kịp thời và chưa đủ sức ngăn chặnsuy thoái tài nguyên rừng gây ra từ những nguyên nhân mang tính xã hội, dẫnđến tình trạng phá vỡ cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, gây tổn hạitới môi trường sống, đe dọa đến tính mạng và tài sản con người. Yêu cầu bứcthiết đặt ra hiện nay cho chúng ta là phải sử dụng nguồn tài nguyên rừng mộtcách bền vững, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là tiếp tục nghiên cứu vàkhôi phục lại các hệ sinh thái rừng nhiệt đới để duy trì khả năng cung cấp củarừng. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là môi trường sống của cácloài sinh vật, là nguồn sống của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Theo nhànghiên cứu Pháp P.Maurand (1943), năm 1943 diện tích có rừng chiếm là43% (13,5 triệu ha) đến nay là 39,5%, ước tính có khoảng trên dưới 100.000ha rừng mất đi mỗi năm (Bộ NN&PTNT, 2010). Nước ta nằm ở vùng nhiệtđới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, đa dạng gen, đadạng loài. Theo kết quả thống kê cho thấy, thực vật Việt Nam có khoảng12.000 loài có mạch, thuộc 224 chi, 378 họ và 7 ngành, 275 loài thú, 800 loàichim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2.470 loài cá và 5.500 loài côn trùng,trong đó có khoảng 40% số loài thực vật thuộc loại đặc hữu không tìm thấynơi nào khác ngoài Việt Nam (Thin 2000). Tuy nhiên, nhiều loài đang cónguy cơ bị tuyệt chủng đặc biệt là các loài cây đặc hữu quí hiếm có giá trịkinh tế cao. Nguyên nhân của các biểu hiện trên là sự can thiệp vô ý thức của conngười, sự chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm rẫy đã dẫn đến những tác hại viivô cùng to lớn đến hệ sinh thái rừng, đến cuộc sống của các loài động thựcvật. Mặt khác, do chiến tranh, tăng dân số quá nhanh cũng là nguyên nhânlàm cho nguồn tài nguyên rừng dần cạn kiệt. Đứng trước tình hình đó, Nhà nước đã sớm nhận thức được những giá trịto lớn của đa dạng sinh học đối với sự phát triển hiện tại và tương lai của đấtnước và của cả loài người, nên đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảovệ và phát triển tài nguyên rừng. Biểu hiện cụ thể của sự quan tâm đó là sự rađời của hệ thống các VQG và KBTTN, xây dựng các chương trình hành độngnhằm bảo tồn các hệ sinh thái, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trong nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững củacác VQG, việc bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị đedọa giữ một vị trí quan trọng đặc biệt không chỉ về mặt khoa học mà còn liênquan toàn diện, lâu dài đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Sự tồntại, phát triển của các KBTTở Việt Nam và trên thế giới là sự duy trì và xâydựng một bảo tàng các loài sinh vật sống cho thế hệ mai sau. VQG Bến En được thành lập năm 1992, với nhiệm vụ chính là bảo tồnthiên nhiên, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quí hiếm. Kết quả điềutra cơ bản khu hệ thực vật rừng VQG Bến En tính đến tháng 10 năm 2004 vàđược bổ sung qua những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, đã pháthiện được 1.389 loài thực vật bậc cao thuộc 92 chi của 160 họ thực vật, trongđó có 33 loài cây quí hiếm như; Lim xanh, Sao lá to, Chò chỉ, Trai lý, Trườngsâng.... Kết quả điều tra cơ bản này chỉ mới đưa ra danh lục các loài thực vậtquí hiếm. Đối với quần thể Sao lá to tự nhiên ở VQG Bến En còn lại là rất ít,nhưng cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu về đặc điểm về sinh vật họcvà khả năng nhân giống. Việc xác định các thông tin khoa học về đặc điểmhình thái, sinh thái, phân bố… của loài tại khu vực VQG Bến En còn rất hạnchế. Vì vậy, chưa có các giải pháp bảo tồn cụ thể và công tác bảo tồn loài cây viinày chưa được chú trọng ưu tiên. Sao lá to hiện đang được xếp vào nhóm IIAvà ở mức đe dọa (Cấp V)[5]. Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc tính sinh thái loài, cũng như xây dựngđược vùng phân bố các loài thực vật quý hiếm ở VQG Bến En là việc làm cầnthiết, nhằm định hướng cho việc bảo tồn và phát triển những loài có nguồngen quí hiếm ở khu vực . Để góp phần giải quyết những nhiệm vụ trên, trong khuôn khổ chươngtrình đào tạo cao học, chúng tôi thực hiện Đề tài Nghiên cứu một số đặc tínhsinh thái học và xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Sao lá to(Hopea hainanensis Merr.et Chun) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. Saolá to thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) phân bố tự nhiên ở Bến En, làloài cây gỗ lớn, gỗ được sử dụng trong việc đóng đồ cao cấp và xâydựng. Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ cung cấp những thôngtin khoa học về loài Sao lá to ở Bến En góp phần hiểu biết sâu hơn vềloài cây này làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển loài cây ởVQG Bến En cũng như sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của ViệtNam nói chung. vii Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Trên thế giới1.1.1 Nghiên cứu sinh thái rừng Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rằng: Rừng là một hệ sinhthái, thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnhthay đổi, rừng cây và con người có quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì lẽ đó,cây rừng được con người quan sát, xem xét. Như vậy sinh thái rừng là sinhthái quần xã, nhưng không tách rời sinh thái cá thể, bởi vì chỉ có trên cơ sởnắm chắc sinh thái cá thể thì mới có điều kiện để nghiên cứu sinh thái quầnthể. Sinh thái cá thể cũng như sinh thái quần thể gắn liền ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: