Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường Bến Hải, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2015

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 871.90 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 107,000 VND Tải xuống file đầy đủ (107 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn này nghiên cứu điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân sinh kinh tế, xã hội và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường Bến Hải. Phân tích đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của lâm trường làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch, đổi mới và phát triển Lâm trường Bến Hải. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường Bến Hải, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2015BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------------------------------- VÕ VĂN HƯNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN LÂM TRƯỜNG BẾN HẢI, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây – 2007BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------------------------------ VÕ VĂN HƯNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN LÂM TRƯỜNG BẾN HẢI, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2007-2015 Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN HỮU VIÊN Hà Tây – 2007 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên là 474.415 ha, trong đó cógần 70 % diện tích tự nhiên đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Vì vậy, ngành lâmnghiệp có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chungcủa toàn Tỉnh. Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, trên địabàn tỉnh Quảng Trị đã thành lập 4 LTQD với nhiệm vụ chủ yếu là nhanhchóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bị chiến tranh tàn phá, khai hoang mởrộng diện tích canh tác, phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp; làm nòng cốttrong việc xây dựng một số vùng kinh tế mới, khôi phục, ổn định đời sốngnhân dân sau chiến tranh; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh,quốc phòng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đườnglối đổi mới của Đảng và Nhà nước, các LTQD trên địa bàn Tỉnh nói riêng vàtrên toàn quốc nói chung đã có những chuyển đổi quan trọng cả về tổ chứcquản lý và nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinhdoanh, cải thiện đời sống người lao động. Các LTQD đã đóng góp nhất địnhvào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc, gópphần ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các LTQD bộc lộnhiều nhược điểm như vấn đề sử dụng đất đai, quản lý đất đai, tài nguyênrừng chưa đạt hiệu quả cao; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộdân với lâm trường còn xảy ra ở nhiều nơi; việc ứng dụng khoa học và côngnghệ vào sản xuất chậm được đổi mới, chủ yếu vẫn sử dụng giống cây cũ,giống đã thoái hoá; kỹ thuật canh tác, trang thiết bị phục vụ sản xuất còn lạchậu; sản phẩm của các lâm trường chưa đa dạng, chất lượng còn thấp. Sảnxuất, kinh doanh đạt hiệu quả không cao, số lâm trường làm ăn có lãi chưanhiều, mức nộp ngân sách hàng năm còn thấp. Đời sống cán bộ, công nhân 2viên tuy đã được cải thiện, song so với yêu cầu còn chưa cao. Bộ máy quản lýcủa các lâm trường tuy có giảm nhiều so với trước, nhưng vẫn còn cồng kềnh,hiệu quả điều hành chưa đáp ứng với yêu cầu mới. Để giải quyết những thực trạng trên, ngày 16/6/2003 Bộ Chính trị đã cóNghị quyết số 28–NQ/TW và ngày 03/12/2004 Chính phủ có Nghị định số200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanhtheo phương hướng là phải phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vànhiệm vụ công ích. Vì vậy, các lâm trường quốc doanh phải sắp xếp, đổi mớitheo các hình thức là chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên để thực hiệnnhiệm vụ chính là SXKD hoặc chuyển thành các Ban QL rừng phòng hộ, đặcdụng để thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc bị giải thể. Trước yêu cầu trên, việc nghiên cứu đổi mới và phát triển các lâmtrường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là rất cần thiết, nhằm góp phần vào sựnghiệp bảo vệ và phát triển rừng theo xu hướng phát triển bền vững, đáp ứngvới yêu cầu thực tiễn trong sản xuất kinh doanh, tác giả thực hiện đề tàiNghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường Bến Hải tỉnhQuảng Trị giai đoạn 2007 - 2015. 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Nhận thức chung về quy hoạch lâm nghiệp Quy hoạch nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng là một hoạtđộng định hướng nhằm sắp xếp, bố trí sử dụng đất một cách hợp lý vào thờiđiểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai. Vấn đề quy hoạch sửdụng đất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Nếu quyhoạch sử dụng đất hợp lý thì nền kinh tế xã hội sẽ phát triển bền vững, trongđiều kiện ngược lại thì sự phát triển của nền kinh tế xã hội sẽ gặp những cảntrở, khó khăn. Ngày nay, trong điều kiện nhu cầu của xã hội về đất đai canhtác, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, nguyên liệu gỗ, củi, vv … ngày càng cao, tạoáp lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng thì vấn đề quy hoạch sửdụng đất lâm nghiệp một cách bền vững càng trở nên quan trọng và cấp thiếtvà đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xãhội của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn cầu nói chung.1.1.1. Quy hoạch đất lâm nghiệp trên thế giới Từ lâu, vấn đề quy hoạch lâm nghiệp đã được các nước trên thế giớiquan tâm. Từ thế kỷ thứ XIX, khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu pháttriển với tốc độ nhanh thì vấn đề quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đã đượcđề cập đến và được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc, nhằm thoả mãnnhu cầu của thực tế khách quan của xã hội loài người. Thời kỳ này đã cónhững công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, phần lớncác công trình nghiên cứu này đều xuất phát tại Mỹ. Năm 1929, BangWiscosin đã ra đạo luật sử dụng đất đai trong đó có qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: