Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa ở xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An
Số trang: 86
Loại file: pdf
Dung lượng: 624.93 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Xác định được 2 – 3 loài cây có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì của đất trên nương rẫy cố định bỏ hóa; xác định được mật độ thích hợp của các loài cây thí nghiệm trên đất rẫy bỏ hóa; đánh giá khả năng cải tạo một số tính chất lý, hóa của đất sau khi trồng cây họ đậu phủ đất trên đất rẫy bỏ hóa ở Châu Khê - Con Cuông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa ở xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------- TRẦN XUÂN MINHNGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI CÂY HỌ ĐẬU TRONG VIỆC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT NƯƠNG RẪY THOÁI HÓA TẠI XÃ CHÂU KHÊ – HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60e LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các vùng núi của Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng, nơi cócác cộng đồng dân tộc ít người sinh sống, du canh luân hồi với giai đoạn bỏhóa bị rút ngắn, đất ngày càng bị suy thoái đang là vấn đề phổ biến. Một trong những vấn đề chính đang có tác động xấu đến sản xuất nônglâm nghiệp ở những vùng đất dốc của nước ta là quá trình suy thoái đất đangdiễn ra rất mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình này, song tựutrung lại là do chưa có giải pháp quản lý độ phì của đất hợp lý. Việc sử dụngđất hầu như đang tập trung vào việc bóc lột sức sản xuất của đất, mới chútrọng đến các biện pháp bón phân hoá học mà chưa chú ý đúng mức đến việcduy trì và tăng cường lượng chất hữu cơ cho đất. Hiện trạng đất dốc của ViệtNam (trong đó có đất nương rẫy) đang sử dụng trong nông lâm nghiệp phânbố trên các dộ dốc khác nhau, trong đó đất bị thoái hoá nghiêm trọng chiếm5,5 triệu ha, bị thoái hoá trung bình chiếm 4,6 triệu ha và đất thoái hoá nhẹchiếm khoảng 4,6 triệu ha. [18] Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nghệ An 1649,1 nghìn ha, trong đó có915,9 nghìn ha đất lâm nghiệp và hơn 300 nghìn ha đất chưa sử dụng, trongsố đất chưa sử dụng phần lớn là đất lâm nghiệp (Cục thống kê Nghệ An,2009). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, hiện nay trêntoàn miền núi Nghệ An có khoảng 200 nghìn ha đất nương rẫy cố định. Do chính sách giao đất giao rừng được tiến hành khá triệt để và sự quảnlý chặt chẽ của các Hạt kiểm lâm huyện, người dân miền núi Nghệ An chỉ sảnxuất lúa nương và cây hoa màu ngắn ngày trong phần diện tích đất rẫy đượcgiao. Sau một thời gian canh tác trên diện tích đất được giao này, hiện nay sứcsản xuất của đất đã bị suy thoái và người dân đang phải đối mặt với khó khănlà có trồng trọt mà không có hoa lợi. Từ thực tiễn trên, trong các nghị quyếtcủa Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, định hướng khoa học và công 2nghệ Tỉnh Nghệ An đã đưa vấn đề này vào chương trình trọng tâm cần đượcgiải quyết. Hiện đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng các loại cây trồng xen haytrồng luân canh nhằm tăng cường bảo vệ đất, chống xói mòn và tăng cườngđộ phì nhiêu của đất. Phần lớn các nghiên cứu này lại hướng đến các loài câynhập nội, mới được triển khai nghiên cứu ở vùng núi phía Bắc, hoặc mớidừng lại các khuyến nghị mà chưa đưa ra các quy trình cụ thể. Vùng núi tỉnh Nghệ An, về yếu tố tự nhiên, có những nét đặc thù chungcho vùng núi Bắc Trung Bộ và cũng có những nét riêng biệt. Ngoài ra, với sựđa dạng về dân tộc, đây là vùng kinh tế sinh thái đặc thù và có vai trò rất lớntrong nền kinh tế của tỉnh Nghệ An. Do vậy, việc xây dựng được quy trìnhphù hợp với những yếu tố trên là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn không chỉ vềmặt môi trường mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu sử dụng một số cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phụchồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa ở xã Châu Khê - huyện ConCuông - tỉnh Nghệ An” 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1.1. Những vấn đề của canh tác nương rẫy trên đất dốc Với bình quân 0,5 ha đất tự nhiên hoặc dưới 1.000m2 đất canh tác cho 1người, Việt Nam là một trong những nước hiếm đất nhất thế giới. Trữ lượngđất vùng châu thổ đã khai thác gần như đến mức tới hạn nên việc tiếp tục pháttriển nông nghiệp trong những thập kỷ tới phần lớn phải phụ thuộc vào việcphục hồi và sử dụng hợp lý tài nguyên đất vùng cao có độ dốc và mức độ phìnhiêu khác nhau [15]. Việc sử dụng đất dốc gặp phải hàng loạt trở ngại như xói mòn, rửa trôibề mặt, rửa trôi theo chiều sâu, thiếu độ ẩm, đất chua, nghèo kiệt dinh dưỡngvà độ dễ tiêu thấp. Nhưng nương rẫy là phương thức canh tác không thể thiếuđược trong sinh kế của nhiều cộng đồng dân tộc vùng cao. Tuy nhiên, nó ngàycàng không phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, cảnước ta có hơn 1,2 triệu đất nương rẫy được canh tác theo phương thức truyềnthống “chọc lỗ, trỉa hạt”, hiệu quả sản xuất thấp và thiếu bền vững, đi ngượclại với xu hướng phát triển bền vững đang ngày càng được chú trọng. Canhtác nương rẫy là nguyên nhân gây ra 60 – 70% số vụ cháy rừng và khoảnggần 60% tổng diện tích rừng bị chặt phá hàng năm. Do đó, chính phủ đã cónhiều chương trình nhằm mục tiêu đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quảdạng đất này. [6] Để chấn chỉnh tình trạng phát nương làm rẫy quảng canh, thiếu quyhoạch và sự quản lý thiếu chặt chẽ, giảm thiểu nạn cháy rừng và phá rừng bừabãi, đồng thời hướng dẫn cho người dân nâng cao hiệu quả canh tác nươngrẫy; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra Chỉ thị 15/2007/CT – BNNvề việc tăng cường công tác quản lý canh tác nương rẫy. Theo đó, các địa 4phương có rừng phải chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thống kê, xác định cụthể hiện trạng diện tích, loại hình canh tác và đối tượng canh t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa ở xã Châu Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------- TRẦN XUÂN MINHNGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI CÂY HỌ ĐẬU TRONG VIỆC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT NƯƠNG RẪY THOÁI HÓA TẠI XÃ CHÂU KHÊ – HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60e LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các vùng núi của Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng, nơi cócác cộng đồng dân tộc ít người sinh sống, du canh luân hồi với giai đoạn bỏhóa bị rút ngắn, đất ngày càng bị suy thoái đang là vấn đề phổ biến. Một trong những vấn đề chính đang có tác động xấu đến sản xuất nônglâm nghiệp ở những vùng đất dốc của nước ta là quá trình suy thoái đất đangdiễn ra rất mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình này, song tựutrung lại là do chưa có giải pháp quản lý độ phì của đất hợp lý. Việc sử dụngđất hầu như đang tập trung vào việc bóc lột sức sản xuất của đất, mới chútrọng đến các biện pháp bón phân hoá học mà chưa chú ý đúng mức đến việcduy trì và tăng cường lượng chất hữu cơ cho đất. Hiện trạng đất dốc của ViệtNam (trong đó có đất nương rẫy) đang sử dụng trong nông lâm nghiệp phânbố trên các dộ dốc khác nhau, trong đó đất bị thoái hoá nghiêm trọng chiếm5,5 triệu ha, bị thoái hoá trung bình chiếm 4,6 triệu ha và đất thoái hoá nhẹchiếm khoảng 4,6 triệu ha. [18] Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nghệ An 1649,1 nghìn ha, trong đó có915,9 nghìn ha đất lâm nghiệp và hơn 300 nghìn ha đất chưa sử dụng, trongsố đất chưa sử dụng phần lớn là đất lâm nghiệp (Cục thống kê Nghệ An,2009). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, hiện nay trêntoàn miền núi Nghệ An có khoảng 200 nghìn ha đất nương rẫy cố định. Do chính sách giao đất giao rừng được tiến hành khá triệt để và sự quảnlý chặt chẽ của các Hạt kiểm lâm huyện, người dân miền núi Nghệ An chỉ sảnxuất lúa nương và cây hoa màu ngắn ngày trong phần diện tích đất rẫy đượcgiao. Sau một thời gian canh tác trên diện tích đất được giao này, hiện nay sứcsản xuất của đất đã bị suy thoái và người dân đang phải đối mặt với khó khănlà có trồng trọt mà không có hoa lợi. Từ thực tiễn trên, trong các nghị quyếtcủa Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, định hướng khoa học và công 2nghệ Tỉnh Nghệ An đã đưa vấn đề này vào chương trình trọng tâm cần đượcgiải quyết. Hiện đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng các loại cây trồng xen haytrồng luân canh nhằm tăng cường bảo vệ đất, chống xói mòn và tăng cườngđộ phì nhiêu của đất. Phần lớn các nghiên cứu này lại hướng đến các loài câynhập nội, mới được triển khai nghiên cứu ở vùng núi phía Bắc, hoặc mớidừng lại các khuyến nghị mà chưa đưa ra các quy trình cụ thể. Vùng núi tỉnh Nghệ An, về yếu tố tự nhiên, có những nét đặc thù chungcho vùng núi Bắc Trung Bộ và cũng có những nét riêng biệt. Ngoài ra, với sựđa dạng về dân tộc, đây là vùng kinh tế sinh thái đặc thù và có vai trò rất lớntrong nền kinh tế của tỉnh Nghệ An. Do vậy, việc xây dựng được quy trìnhphù hợp với những yếu tố trên là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn không chỉ vềmặt môi trường mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu sử dụng một số cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phụchồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa ở xã Châu Khê - huyện ConCuông - tỉnh Nghệ An” 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1.1. Những vấn đề của canh tác nương rẫy trên đất dốc Với bình quân 0,5 ha đất tự nhiên hoặc dưới 1.000m2 đất canh tác cho 1người, Việt Nam là một trong những nước hiếm đất nhất thế giới. Trữ lượngđất vùng châu thổ đã khai thác gần như đến mức tới hạn nên việc tiếp tục pháttriển nông nghiệp trong những thập kỷ tới phần lớn phải phụ thuộc vào việcphục hồi và sử dụng hợp lý tài nguyên đất vùng cao có độ dốc và mức độ phìnhiêu khác nhau [15]. Việc sử dụng đất dốc gặp phải hàng loạt trở ngại như xói mòn, rửa trôibề mặt, rửa trôi theo chiều sâu, thiếu độ ẩm, đất chua, nghèo kiệt dinh dưỡngvà độ dễ tiêu thấp. Nhưng nương rẫy là phương thức canh tác không thể thiếuđược trong sinh kế của nhiều cộng đồng dân tộc vùng cao. Tuy nhiên, nó ngàycàng không phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, cảnước ta có hơn 1,2 triệu đất nương rẫy được canh tác theo phương thức truyềnthống “chọc lỗ, trỉa hạt”, hiệu quả sản xuất thấp và thiếu bền vững, đi ngượclại với xu hướng phát triển bền vững đang ngày càng được chú trọng. Canhtác nương rẫy là nguyên nhân gây ra 60 – 70% số vụ cháy rừng và khoảnggần 60% tổng diện tích rừng bị chặt phá hàng năm. Do đó, chính phủ đã cónhiều chương trình nhằm mục tiêu đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quảdạng đất này. [6] Để chấn chỉnh tình trạng phát nương làm rẫy quảng canh, thiếu quyhoạch và sự quản lý thiếu chặt chẽ, giảm thiểu nạn cháy rừng và phá rừng bừabãi, đồng thời hướng dẫn cho người dân nâng cao hiệu quả canh tác nươngrẫy; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra Chỉ thị 15/2007/CT – BNNvề việc tăng cường công tác quản lý canh tác nương rẫy. Theo đó, các địa 4phương có rừng phải chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thống kê, xác định cụthể hiện trạng diện tích, loại hình canh tác và đối tượng canh t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp Lâm nghiệp Đất nương rẫy thoái hóa Phục hồi độ phì nhiêu đất Cây họ đậuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 364 5 0 -
97 trang 327 0 0
-
97 trang 308 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 300 0 0 -
155 trang 278 0 0
-
115 trang 268 0 0
-
64 trang 262 0 0
-
26 trang 259 0 0
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 254 0 0 -
70 trang 225 0 0