Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang
Số trang: 70
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.14 MB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp và bổ sung thêm thông tin về vùng sống và tập tính sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (R.avunculus) ở Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà GiangBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN BÁ QUYỀNNGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA VOỌC MŨI HẾCH(Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOỌC MŨI HẾCH KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là một trong4 loài Linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, góp mặt trong danh sách 25 loàiLinh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [46]. Về tình trạng bảo tồn, hiện tạiVoọc mũi hếch đều được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách ĐỏIUCN 2010 (http://www.iucnredlist.org) và Sách Đỏ Việt Nam (2007), thuộcnhóm IB Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ [1]. Theo báo cáo trước đây, Vọoc mũi hếch phân bố ở hầu hết các tỉnhvùng Đông bắc Việt Nam, bao gồm: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, YênBái [11]. Tuy nhiên, những ghi nhận gần đây cho thấy Vọoc mũi hếch chỉ cònở một số khu vực sau: Khu vực Tát Kẻ, Bản Bung, đều thuộc KBTTN NaHang, tỉnh Tuyên Quang [17, 50, 22, 23]; khu vực Khau Ca; khu vực TùngVài tỉnh Hà Giang [35, 34, 5, 22, 23, 7]. Hiện tại khu bảo tồn loài và sinhcảnh Vọoc mũi hếch Khau Ca được coi là nơi nuôi dưỡng quần thể Voọc mũihếch lớn nhất ở Việt Nam với khoảng 90 cá thể [22]. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh họcsinh thái, thành phần thức ăn, tập tính vận động của Voọc mũi hếch đượccông bố. Kết quả nghiên cứu đã bổ xung những hiểu biết về sinh thái và tậptính của loài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đề cập tới kích thước và sửdụng vùng sống của loài này vẫn còn khá ít về cả số lượng và nội dung nghiêncứu. Một số tác giả đã đề cập tới sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch, tuynhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc ước tính kích thước vùng sống vàmô tả vị trí một vài nơi ngủ của chúng [17, 11, 4, 22]. Một vài nghiên cứu đãchỉ ra rằng, kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch trong khoảng từ 3,5 đến10 km2 [17, 11, 4]. Hiện tại chưa có báo cáo công bố nào đề cập tới độ dài dichuyển trong ngày của Voọc mũi hếch ở Việt Nam. 2 Theo Burt (1943), vùng sống của một loài động vật có liên quan chặtchẽ tới sinh thái và tập tính của mỗi loài thông qua các hoạt động thườngngày của chúng, như kiếm ăn, giao phối và chăm sóc con non [20]. Do vậy,nghiên cứu về vùng sống là một nội dung quan trọng, giúp ích cho việc hiểubiết về tập tính sinh thái. Mặt khác, theo Bekoff và Mech (1984), nghiên cứuvùng sống vừa là những hoạt động cần thiết để hiểu biết về sinh thái và tậptính của một loài động vật, đồng thời tạo nền tảng cơ sở cho việc xây dựngcác hoạt động bảo tồn động vật hoang dã hiệu quả (trích dẫn bởi Ren và ctv,2009 [53]). Với mong muốn được góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc mũihếch ở Việt Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng vùngsống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang”. Số liệu thu thập được và kết qủa nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sungthêm thông tin về vùng sống, góp phần nâng cao hiểu biết về vùng sốngvà tập tính sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (R.avunculus), là cơ sơkhoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản lý bảo tồn loài linh trưởngquý hiếm này ở Việt Nam. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1.1. Vùng sống và một số phương pháp nghiên cứu vùng sống Khái niệm về vùng sống Vùng sống của mỗi loài động vật được định nghĩa là “khu vực dichuyển bởi các cá thể trong các hoạt động bình thường của chúng cho việcthu thập thức ăn, giao phối và chăm sóc con non” [20]. Do đó, một cách đơngiản nhất, phân tích vùng sống của một loài động vật bao gồm việc vạch rakhu vực mà các loài đó tiến hành các hoạt động bình thường (Burt, 1943),điều này cũng đồng nghĩa với việc ghi lại những vị trí mà các cá thể đã đượcghi nhận quan sát [54]. Những thông tin ghi nhận từ việc nghiên cứu và phân tích vùng sống cóthể được sử dụng để kiểm tra các học thuyết cơ bản liên quan tới tập tính củađộng vật, sử dụng nguồn tài nguyên, sự phân bố quần thể hoặc kiểm tra sựtương tác lẫn nhau giữa các cá thể và trong quần thể [54]. Kích thước vùng sống có thể chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan vàkhách quan. Theo Burt (1943), kích thước vùng sống có thể thay đổi theo giớitính, theo mùa, theo mật độ quần thể và có thể theo độ tuổi. Một số tác giảkhác cho rằng, sự thay đổi kích thước vùng sống của đàn còn chịu ảnh hưởngcủa kích thước đàn [57, 30, 8]. Trong khi đó, một vài nghiên cứu khác về cácloài Linh trưởng lại cho thấy, kích thước vùng sống tương quan với trọnglượng cơ thể [45, 14]. Ngoài những nhân tố khách quan trên, ước tính kíchthước vùng sống còn chịu ảnh hưởng của việc lựa chọn kỹ thuật, phương phápước tính [26]. Độ chính xác kích thước vùng sống khi ước tính cũng bị thayđổi khá nhiều khi áp dụng phương pháp hệ thống ô lưới với việc sử dụng cáckích thước ô lưới khác nhau [26]. 4 Một vài phương pháp ước tính vùng sống đang được sử dụng Trong nghiên cứu về vùng sống nói chung, hiện nay có nhiều phươngpháp khác nhau được sử dụng để ước tính kích thước vùng sống. Trên cơ sởcăn cứ theo việc xác định vị trí các điểm của nghiên cứu về vùng sống nóichung, phân tích vùng sống có thể chia thành 4 phương pháp tiếp cận cơ bảnkhác nhau bao gồm: - Đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons) - ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà GiangBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN BÁ QUYỀNNGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA VOỌC MŨI HẾCH(Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOỌC MŨI HẾCH KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là một trong4 loài Linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, góp mặt trong danh sách 25 loàiLinh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [46]. Về tình trạng bảo tồn, hiện tạiVoọc mũi hếch đều được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách ĐỏIUCN 2010 (http://www.iucnredlist.org) và Sách Đỏ Việt Nam (2007), thuộcnhóm IB Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ [1]. Theo báo cáo trước đây, Vọoc mũi hếch phân bố ở hầu hết các tỉnhvùng Đông bắc Việt Nam, bao gồm: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, YênBái [11]. Tuy nhiên, những ghi nhận gần đây cho thấy Vọoc mũi hếch chỉ cònở một số khu vực sau: Khu vực Tát Kẻ, Bản Bung, đều thuộc KBTTN NaHang, tỉnh Tuyên Quang [17, 50, 22, 23]; khu vực Khau Ca; khu vực TùngVài tỉnh Hà Giang [35, 34, 5, 22, 23, 7]. Hiện tại khu bảo tồn loài và sinhcảnh Vọoc mũi hếch Khau Ca được coi là nơi nuôi dưỡng quần thể Voọc mũihếch lớn nhất ở Việt Nam với khoảng 90 cá thể [22]. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh họcsinh thái, thành phần thức ăn, tập tính vận động của Voọc mũi hếch đượccông bố. Kết quả nghiên cứu đã bổ xung những hiểu biết về sinh thái và tậptính của loài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đề cập tới kích thước và sửdụng vùng sống của loài này vẫn còn khá ít về cả số lượng và nội dung nghiêncứu. Một số tác giả đã đề cập tới sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch, tuynhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc ước tính kích thước vùng sống vàmô tả vị trí một vài nơi ngủ của chúng [17, 11, 4, 22]. Một vài nghiên cứu đãchỉ ra rằng, kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch trong khoảng từ 3,5 đến10 km2 [17, 11, 4]. Hiện tại chưa có báo cáo công bố nào đề cập tới độ dài dichuyển trong ngày của Voọc mũi hếch ở Việt Nam. 2 Theo Burt (1943), vùng sống của một loài động vật có liên quan chặtchẽ tới sinh thái và tập tính của mỗi loài thông qua các hoạt động thườngngày của chúng, như kiếm ăn, giao phối và chăm sóc con non [20]. Do vậy,nghiên cứu về vùng sống là một nội dung quan trọng, giúp ích cho việc hiểubiết về tập tính sinh thái. Mặt khác, theo Bekoff và Mech (1984), nghiên cứuvùng sống vừa là những hoạt động cần thiết để hiểu biết về sinh thái và tậptính của một loài động vật, đồng thời tạo nền tảng cơ sở cho việc xây dựngcác hoạt động bảo tồn động vật hoang dã hiệu quả (trích dẫn bởi Ren và ctv,2009 [53]). Với mong muốn được góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc mũihếch ở Việt Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng vùngsống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khuvực Khau Ca, tỉnh Hà Giang”. Số liệu thu thập được và kết qủa nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sungthêm thông tin về vùng sống, góp phần nâng cao hiểu biết về vùng sốngvà tập tính sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (R.avunculus), là cơ sơkhoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản lý bảo tồn loài linh trưởngquý hiếm này ở Việt Nam. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1.1. Vùng sống và một số phương pháp nghiên cứu vùng sống Khái niệm về vùng sống Vùng sống của mỗi loài động vật được định nghĩa là “khu vực dichuyển bởi các cá thể trong các hoạt động bình thường của chúng cho việcthu thập thức ăn, giao phối và chăm sóc con non” [20]. Do đó, một cách đơngiản nhất, phân tích vùng sống của một loài động vật bao gồm việc vạch rakhu vực mà các loài đó tiến hành các hoạt động bình thường (Burt, 1943),điều này cũng đồng nghĩa với việc ghi lại những vị trí mà các cá thể đã đượcghi nhận quan sát [54]. Những thông tin ghi nhận từ việc nghiên cứu và phân tích vùng sống cóthể được sử dụng để kiểm tra các học thuyết cơ bản liên quan tới tập tính củađộng vật, sử dụng nguồn tài nguyên, sự phân bố quần thể hoặc kiểm tra sựtương tác lẫn nhau giữa các cá thể và trong quần thể [54]. Kích thước vùng sống có thể chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan vàkhách quan. Theo Burt (1943), kích thước vùng sống có thể thay đổi theo giớitính, theo mùa, theo mật độ quần thể và có thể theo độ tuổi. Một số tác giảkhác cho rằng, sự thay đổi kích thước vùng sống của đàn còn chịu ảnh hưởngcủa kích thước đàn [57, 30, 8]. Trong khi đó, một vài nghiên cứu khác về cácloài Linh trưởng lại cho thấy, kích thước vùng sống tương quan với trọnglượng cơ thể [45, 14]. Ngoài những nhân tố khách quan trên, ước tính kíchthước vùng sống còn chịu ảnh hưởng của việc lựa chọn kỹ thuật, phương phápước tính [26]. Độ chính xác kích thước vùng sống khi ước tính cũng bị thayđổi khá nhiều khi áp dụng phương pháp hệ thống ô lưới với việc sử dụng cáckích thước ô lưới khác nhau [26]. 4 Một vài phương pháp ước tính vùng sống đang được sử dụng Trong nghiên cứu về vùng sống nói chung, hiện nay có nhiều phươngpháp khác nhau được sử dụng để ước tính kích thước vùng sống. Trên cơ sởcăn cứ theo việc xác định vị trí các điểm của nghiên cứu về vùng sống nóichung, phân tích vùng sống có thể chia thành 4 phương pháp tiếp cận cơ bảnkhác nhau bao gồm: - Đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons) - ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng Bảo tồn sinh cảnh Voọc mũi hếch Bảo vệ động vật hoang dã Bảo tồn loài linh trưởng quý hiếmTài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 365 5 0 -
97 trang 330 0 0
-
97 trang 313 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 302 0 0 -
155 trang 281 0 0
-
115 trang 269 0 0
-
64 trang 265 0 0
-
26 trang 263 0 0
-
70 trang 226 0 0
-
128 trang 223 0 0