Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình, Đức Thuận đến tài nguyên rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài làm rõ mối quan hệ giữa người dân sống gần rừng và tài nguyên rừng; đồng thời là cơ sở khoa học và thực tiễn cho chính quyền địa phương và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông đề ra các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình, Đức Thuận đến tài nguyên rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình ThuậnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐỨC BÌNH, ĐỨC THUẬN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG, TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 11. 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐỨC BÌNH, ĐỨC THUẬN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG, TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI VIỆT HẢI Hà Nội, 11.2011 1 MỞ ĐẦU Là một nước nhiệt đới với 3/4 diện tích đất đai là đồi núi, trong đó có rừng,Việt Nam rất giàu có về đa dạng sinh học. Nguồn tài nguyên này không những cóvai trò quan trọng đối với toàn xã hội, có ý nghĩa quốc gia, mà còn là nguồn sinh kếchủ yếu của con người, đặc biệt đối với các cộng đồng sống trong và gần rừng. Từnăm 1962 đến nay (2007), Việt Nam đã thành lập một hệ thống các khu rừng đặcdụng, gồm hơn 105 Vườn quốc gia (VQG) và Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)[9]. Hầu hết các VQG và KBTTN này nằm ở vùng núi và là nơi có các cộng đồngdân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, việc lợi dụng tài nguyên rừng để đáp ứng yêucầu của cuộc sống đã và đang là một thực tiễn xảy ra hàng ngày hàng tháng ở nhữngnơi này . Đối với người dân địa phương sống trong các vùng đệm của VQG hayKBTTN, việc tác động vào rừng nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, kể cảtự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa, tôn giáo. Bắt đầu từ những thay đổi về vị trínhà ở, về thói quen chiếm hữu đất đai canh tác, nguồn sản phẩm sẵn có từ rừng, dẫntới nhiều thay đổi khác liên quan tới tập quán canh tác, sinh kế và văn hóa. Tàinguyên rừng (TNR), nguồn sống chủ yếu của người dân vùng núi bao đời naydường như không còn là của họ. Trong khi đó, các sinh kế tạo nguồn thu nhập khácchưa bù lại được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã có mâu thuẫn giữa VQG,KBTTN và các cộng đồng địa phương. Khi chưa tìm được tiếng nói chung đối vớiviệc bảo tồn TNR thì việc tồn tại những tác động bất lợi của người dân vào rừngnhư là một tất yếu. Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông nằm trên địa bàn huyện Tánh Linh, tỉnhBình Thuận được thành lập muộn hơn so với các KBT khác trong cả nước. Căn cứquyết định số 50/2001/QĐ-TTg ngày 10/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việcđiều chỉnh phạm vi ranh giới và đổi tên thành Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.Thực hiện Quyết định 674/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 của UBND tỉnh Bình Thuậnvề việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010. 2KBTTN Núi Ông có tổng diện tích là 25.327 ha, trong đó: diện tích rừng đặc dụng:24.017 ha, diện tích rừng sản xuất: 1.310 ha [27]. Do vị trí nằm ở vùng địa hình chuyển tiếp từ phía Nam dải Trường Sơn đếnĐông Nam bộ, nên hệ động và thực vật rừng phong phú ở đây có quan hệ chặt chẽvới hệ động, thực vật của dãy Trường Sơn Nam và miền Đông Nam bộ. Việc thànhlập KBTTN với chức năng để bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn quần thể câyhọ Dầu và họ Đậu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ, bảo đảm tác dụng phòng hộtừ xa cho thủy điện Trị An và cho tỉnh công nghiệp Đồng Nai. KBTTN Núi Ông nốiliền với BQL rừng Hàm Thuận-Đa Mi, BQL rừng phòng hộ Sông Móng-kapet củaBình Thuận làm thành vùng sinh thái rộng gần 100.000 ha và là môi trường sinhsống cho các loài động vật rừng. Do lịch sử hình thành KBTTN Núi Ông nằm trên địa bàn 6 xã của 2 huyệnTánh Linh và Hàm Thuận Nam với số dân sống trong khu vực của KBTTN khoảng9.957 hộ. Tình hình phân bố dân cư như vậy gây khó khăn rất lớn cho công tác quảnlý bảo vệ rừng (KBTTN Núi Ông, 2010). Mặc dù tỉnh đã triển khai nhiều chươngtrình dự án để tạo công việc, nâng cao đời sống người dân trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, bảo vệ rừng, nhưng chỉ giải quyết tạm thời trong một thời gian nhấtđịnh. Trong đó có việc giao khoán rừng bảo vệ nhưng đã không đạt được kết quảnhư mong đợi, người dân lại vào rừng chặt cây, đốn củi, canh tác trái phép. Nhìnchung các chương trình, dự án chưa giải quyết được vấn đế cơ bản đời sống củangười dân, vì vậy, việc tác động trái phép vào rừng vẫn tiếp tục xảy ra và dẫn đếnlàm suy giảm TNR [27]. Các ngành, các cấp của tỉnh Bình Thuận và huyện Tánh Linh có chiến lượcquan tâm đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng và đã cơ bản ngăn chặn phá rừng,nhưng việc xâm hại rừng lén lút vẫn xảy ra. Câu hỏi đặt ra là những nguyên nhânnào dẫn đến tình trạng đó? và có thể có giải pháp nào làm giảm thiểu được nhữngtác động bất lợi của người dân địa phương tới TNR của KBTTN Núi Ông haykhông?. 3 Để trả lời những câu hỏi trên, đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tác động củangười dân xã Đức Bình và Đức Thuận đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồnthiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận” được lựa chọn. Giả thuyết chính được đặtra cho đề tài này là sự tác động của cộng đồng có thể nâng cao đời sống của cộngđồng vốn phụ thuộc vào tài nguyên rừng; ngược lại cũng có thể đem lại một kếtcục là tài nguyên bị suy giảm cả chất và lượng. Theo đó, chiều hướng, hình thứcvà mức độ tác động phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội và quan hệ haichiều giữa người dân và tài nguyên rừng. Để có đủ cơ sở lý luận khoa học, đề tàinày cố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: