Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.07 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 70,000 VND Tải xuống file đầy đủ (70 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá sự đa dạng tài nguyên cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông ở trong khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào CaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI TRẦN VĂN HẢINGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂNTỘC H’MÔNG SỬ DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOÀNG LIÊN – VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI TRẦN VĂN HẢINGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG SỬ DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOÀNG LIÊN – VĂN BÀN, TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ XUYẾN HÀ NỘI – 2011 1 M Ở ĐẦU Trong cuộc sống ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triểnnhững vấn đề về sức khỏe con người ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết.Khoa học ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng được tăng lên,càng muốn hướng tới một cuộc sống mà ở đó có sự phát triển bền vững. Những sảnphẩm được con người ưu tiên sử dụng là những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên. Việt Nam là nước có truyền thống lịch sử lâu dài với hơn bốn nghìn nămdựng nước, giữ nước, xây dựng và phát triển. Trong thời gian dựng nước và giữnước đó rất nhiều những bài học, kinh nghiệm dân gian đã được người dân đúc rútthành những kinh nghiệm và truyền từ đời này qua đời khác. Một trong những sảnphẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người được người dân hết sức quan tâmđó là việc sử dụng những cây cỏ làm thuốc để chữa bệnh. Từ thủa xa xưa cho đếnngày nay đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước ta đã không ngừng tìm tòinghiên cứu, sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc chữa bệnh. Cùng với kinh nghiệmcổ truyền của dân tộc, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã minh chứng cơ sởkhoa học của những cây thuốc qua thành phần hóa học, tác dụng kháng khuẩn …chúng ta càng thấy rõ tác dụng của nó. Các cây thuốc phân bố rộng và đa dạng, sốloài cây thuốc được ghi nhận vào năm 2007 là 3948 loài trong hệ thực vật ViệtNam[17]. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội một cách nhanhchóng thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi môi trường ngàycàng ô nhiễm, thiên tai xảy ra liên tiếp cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều loạibệnh tật mới mà thuốc tây vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, ngày nay tất cả cácnước trên thế giới đang hết sức quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả nguồn tàinguyên cây thuốc. Cũng như nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia khác trong nước,Khu bảo tồn thiên thiên Hoàng Liên – Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có hệ thực vật nóichung, tài nguyên cây thuốc nói riêng đang bị suy giảm cả về số lượng cũng nhưchất lượng [41]. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn cho đến naycác công trình nghiên cứu về cây thuốc vẫn chưa được quan tâm và chú ý nhiều.Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tài nguyêncây thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông ở khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn, tỉnh Lào Cai làm cơ sở cho công tác bảo tồn” để hoàn thiện nghiên cứukhóa luận tốt nghiệp của mình. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế giới Ngay từ khi loài người xuất hiện, con người đã biết sử dụng các loài thực vậtđể phục vụ cuộc sống của mình như cây làm thức ăn, nhà ở, cây làm thuốc, đầu độcchim, thú…Từ những kinh nghiệm đó, dần dần hình thành một khoa học gọi làThực vật dân tộc học. Khoa học này nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dân tộckhác nhau với các loài cây cỏ phục vụ cho cuộc sống của họ. Mỗi quốc gia đều cónhững nền y học cổ truyền riêng, đặc biệt trong đó có những kinh nghiệm tìm kiếmvà sử dụng những cây thuốc để phòng và trị bệnh ở người, vật nuôi. Những ghichép đầu tiên về cây thuốc được tìm thấy cách đây hơn 5 ngàn năm, đó là những nétkhắc trên đất sét của người Sumeria, thuộc Mesopotamia cổ xưa (là Irắc ngày nay),đề cập đến sử dụng cây carum và cây húng tây. Cũng thời gian này, kinh nghiệm sửdụng cây thuốc cũng bắt đầu hình thành và phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuynhiên, nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy kinh nghiệm sử dụng cây thuốc xuấthiện từ rất lâu đời. Rễ của cây Thục Quỳ (Althea officinalis), cây Lan Dạ Hương(Hyacinthus sp) và cây Cỏ thi (Achillea millefolium) được cất giữ quanh bộ xươngngười có niên đại vào thời kỳ đồ đá ở Irắc. Cho đến nay giá trị làm thuốc của ba loàithực vật kể trên vẫn được thừa nhận. Điều này cho thấy, trên thực tế, thực vật đượcdùng làm thuốc xuất hiện trước khi có sự ghi chép của sử sách. Sử dụng cây thuốc được các quốc gia trên thế giới tiến hành ở các mức độkhác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của dân tộc đó. Trung Quốc là một trongnhững quốc gia có nền y học cổ truyền rất phát triển. Trong cuốn sách “Thần Nôngbản thảo”, 365 vị thuốc có giá trị đã được Vua Thần Nông (3320 – 3080 trước Côngnguyên) thống kê lại. Trong đó, nhiều bài thuốc vẫn được sử dụng cho tới ngày naynhư cây Gai mèo (Cannabis sp) để chống nôn, cây Đại Phong Tử (Hydnocarpuskurzii) làm thuốc chữa bệnh phong. Vào thời Tam Quốc, danh y Hoa Đà, sử dụngĐàn hương, Tử đinh hương để chế hương nang (túi thơm) để phòng chống và chữatrị bệnh lao phổi và bệnh lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vàochiếc gối (hương chẩm) để điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp. Từ thời 3nhà Hán (năm 16 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: