Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông sử dụng tại xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 743.75 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 76,000 VND Tải xuống file đầy đủ (76 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Tập hợp một cách có hệ thống các loài thực vật được đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, sử dụng làm thuốc; đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các taxon, các bệnh chữa trị, các bộ phận sử dụng và dạng sống của những loài thực vật được đồng bào dân tộc H’Mông ở xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông sử dụng tại xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào CaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NGUYỄN THỊ MINH HẢINGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG SỬ DỤNG TẠI XÃ SAN SẢ HỒ VÀ XÃ LAO CHẢI, HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ XUYẾN Hà Nội, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đadạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng bị suy giảm một cách nhanh chóng làm mất đi môi trường sốngcủa nhiều loài động thực vật. Mặt khác, có rất nhiều loài cây còn chưa được biếttên, chưa phân tích được thành phần hoá học, chưa biết được công dụng của chúng.Đây là một trong những vấn đề còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý báu từ tự nhiênlàm thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Từ việc lựa chọn các loài cây thuốc, phươngpháp pha chế, phương pháp sử dụng, các bệnh được chữa,...đều là những kinhnghiệm lâu đời và được ghi chép cẩn thận, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây lànhững kinh nghiệm quý báu của mọi dân tộc, mọi quốc gia đều có. Ngày nay, cácphương pháp chữa bệnh bằng các loại thảo dược đang được tập trung nghiên cứu vàphát triển. Cho đến nay, nước ta đã thống kê được trên 3200 loài cây thuốc (Võ Văn Chi,1997), đây chắc hẳn chưa phải là con số đầy đủ nếu như không muốn nói là còn ítso với những con số thực tế bởi vì kho tàng kinh nghiệm của các dân tộc là rất lớn,trong khi công tác điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, bảo tồn nguồn tài nguyên quígiá này của chúng ta vẫn còn có nhiều hạn chế. Mặc dù xu thế hiện nay của thế giớilà nghiên cứu việc chiết xuất ra các dạng dược phẩm có giá trị nhưng việc điều tra,nghiên cứu về nguồn dược liệu của các dân tộc hiện nay vẫn đang là vấn đề cầnđược quan tâm một cách sâu sắc. Các loài cây cỏ, đặc biệt là các loài cây thuốc có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong đời sống của các đồng bào dân tộc miền núi, ngoài được sử dụng làm thức ăn,làm nguyên liệu để xây dựng...thì các loài cây cỏ còn có vai trò quan trọng trongviệc chữa các loại bệnh. Những kinh nghiệm của đồng bào dân tộc đến nay đã cónhiều kiểm nghiệm, chứng minh cơ sở chữa bệnh của chúng. Tuy nhiên, từ khi hoàbình lập lại, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành dược liệu ngày càngphát triển mạnh nên các kinh nghiệm dân gian ít được quan tâm. Mặt khác, các kinh 2nghiệm chữa bệnh này cũng chỉ có ở những người cao tuổi và những người này chỉtruyền lại cho con cái họ khi họ sắp qua đời. Vì vậy, những kinh nghiệm dân giannày đang ngày dần bị mai một. Sapa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai với phần lớn dân số là các đồngbào dân tộc ít người có cuộc sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng, trong đó có cácloài cây thuốc. Dân tộc H’Mông là một trong số các đồng bào dân tộc có truyềnthống và nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây thuốc phục vụ cho chữabệnh. Tuy nhiên, giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Sapa cũng nhưnhững kinh nghiệm bản địa của đồng bào dân tộc H’Mông nơi đây chưa được đánhgiá một cách đầy đủ. Thêm vào đó, việc khai thác cây thuốc một cách bừa bãi củađồng bào sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nguồn tài nguyên này cũngnhư tới công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên của Vườn quốc giaHoàng Liên nói riêng và của hụyện Sapa nói chung. Xuất phát từ những lý do trên,tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bàodân tộc H’Mông sử dụng tại xã San Sả Hồ và xã Lao Chải, huyện Sapa, tỉnh LàoCai” nhằm mục đích làm cơ sở để sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật, góp phần vàocông cuộc bảo tồn các loài thực vật và tri thức bản địa của Việt Nam cũng như trongkhu vực. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế giới1.1.1. Từ trước thể kỷ XX Thực vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của loài người. Mộttrong những tác dụng không thể không kể đến của thực vật là làm thuốc chữa bệnh.Trải qua nhiều thế hệ, với sự tích lũy kinh nghiệm, đã có rất nhiều loài cây có tácdụng chữa bệnh được tìm ra. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự tiếnbộ của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về công dụngcủa các loài cây nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Vấn đề sử dụng cây cỏ làm thuốc được các quốc gia trên thế giới tiến hành ởcác mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của dân tộc đó. Trung Quốc làmột trong những quốc gia có nền y học cổ truyền rất phát triển. Theo truyền thuyếtcủa Vua Thần Nông tức Viêm Đế (3320 – 3080 trước Công nguyên) thì Thần Nôngđã đếm hàng trăm loại cây cỏ, phân loại dược tính của cây cỏ và soạn ra cuốn sách“Thần nông thảo bản”. Theo các tài liệu nghiên cứu về Trung Quốc của các nhàkhoa học thì “Thần nông thảo bản” không soạn trong đời Thần Nông mà được soạnvào đời Đông Hán, vì thời Thần Nông không có văn tự. Tất cả mọi chuyện đều làtruyền thuyết. Trong cuốn “Thần nông thảo bản” đã thống kê được 365 vị thuốc cógiá trị. Trong đó, nhiều bài thuốc vẫn được sử dụng cho tới ngày nay như cây Gaimèo (Cannabis sp) để chống nôn, cây Đại Phong Tử (Hydnocarpus kurzii) làmthuốc chữa bệnh phong… Vào thời Tam Quốc, danh y Hoa Đà, sử dụng Đàn hương,Tử đinh hương để chế hương nang để phòng chống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: