Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất quy hoạch và các giải pháp quản lý vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất được một phương án quy hoạch hợp lý cùng với các giải pháp tổng hợp quản lý hiệu quả vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đệm và mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất quy hoạch và các giải pháp quản lý vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh HóaBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp VŨ VĂN ĐẠTNGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, TỈNH THANH HOÁ Chuyªn ngµnh: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng M· sè: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN ĐẶNG Hµ Néi, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh thái và cáccảnh quan, hệ động vật và hệ thực vật giàu có của nhiều khu bảo tồn thườngbị suy thoái do tác động của nhân dân sinh sống phía ngoài các khu bảo tồn từlâu đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành mộtvành đai bảo vệ khu bảo tồn khỏi các tác động tiêu cực từ phía ngoài và bổsung các giá trị đa dạng sinh học cho khu bảo tồn đã được đặt ra ở nhiều nướctrên thế giới (Primack, 1999, Gilmour, 1999,...) Ở nước ta, nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn đã và đang được xâydựng, nhưng phần lớn các khu này lại nằm xen giữa các khu dân cư và chịusức ép hết sức nặng nề từ phía các khu dân cư này. Cần phải có những giảipháp hữu hiệu, vừa đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trước mắt của nhân dân địaphương, vừa đáp ứng được những yêu cầu của công tác bảo tồn đa dạng sinhhọc. Vùng đệm được Nhà nước ta quy định xây dựng cho các vườn quốc giavà khu bảo tồn thiên nhiên (Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, Luật Đa dạngSinh học, 2009,...) là một giải pháp để giải quyết các khó khăn đó. Mục tiêucủa vùng đệm là tạo điều kiện nâng cao đời sống cho các cộng đồng dân cưđịa phương, tạo thêm công ăn việc làm để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảotồn, đồng thời giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho họ, động viên họ tíchcực tham gia vào công tác bảo tồn. Mặt khác, vùng đệm cũng lưu giữ các giátrị đa dạng sinh học mà có thể trong khu bảo tồn không có được hoặc khôngđủ lớn, đặc biệt, là lưu giữ các yếu tố văn hoá, xã hội liên quan mật thiết vớicác giá trị đa dạng sinh học trong khu bảo tồn và có tình quyết định trongthành công của các hoạt động bảo tồn (Gilmour và cs., 1999, Primack,1999,..). Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hu được thành lập tại Quyếtđịnh số 447/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 1999 của Chủ tịch UBND tỉnh 2Thanh Hoá. Trong suốt 10 năm đi vào hoạt động đến nay, Khu bảo tồn vẫnchưa quy hoạch và lập được dự án vùng đệm. Nhu cầu lâm sản, đất canh táccủa cư dân vùng đệm vấn luôn là áp lực lớn đối với Khu bảo tồn. Đồng thời,việc xây dựng và triển khai các kế hoạch quản lý của Khu bảo tồn cũng gặprất nhiều khó khăn, đặc biệt, là các chính sách có liên quan đến sinh kế tạivùng đệm, vì chưa xác định được đối tượng, phạm vi, diện tích vùng đệm đểđầu tư và kêu gọi Dự án lồng ghép hay một chính sách đặc thù cho cư dânvùng đệm. Từ những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn nêu trên, tôi chọn thực hiện đềtài “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất quy hoạch và các giải pháp quản lývùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa”, trong đó tậptrung nghiên cứu, phân tích một số nội dung cơ bản sau: - Phân tích, đánh giá thực trạng về đời sống sinh kế, văn hóa, xã hội,những nhu cầu thiết yếu và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với cư dânvùng đệm. Các tác nhân đe dọa và các nguy cơ xâm hại đến Khu bảo tồn. - Quy hoạch vùng đệm cho KBTTN Pù Hu trên bản đồ và ngoài thựcđịa dựa trên các tiêu chí: xã hội dân sinh, điều kiện tự nhiên, giá trị đa dạngsinh học, khả năng đầu tư tài chính và mức độ chấp nhận của các bên liênquan. - Đề xuất tổng hợp các giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm KBTTNPù Hu. Kết quả của đề tài sẽ góp phần tạo lập cơ sở khoa học để tiến tới giảiquyết hài hòa mối quan hệ của vùng đệm với khu bảo tồn ở KBTTN Pù Hunói riêng và các khu bảo tồn của Việt Nam nói chung, 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Khái niệm vùng đệm và vai trò của vùng đệm đối với quản lý khubảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học1.1.1 Sự cần thiết có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lýkhu bảo tồn thiên nhiên Rừng và tài nguyên ĐDSH vốn dĩ đã tồn tại lâu đời và gắn bó mật thiếtvới đời sống của đồng bào sống trong và ven rừng. Mối quan hệ này được thểhiện trên các mặt kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng và tập quán của người dân địaphương. Do đó, công việc quy hoạch bảo tồn không phải chỉ quan tâm đếnsản phẩm cuối cùng là gìn giữ được các giá trị bảo tồn, mà còn phải đáp ứngđược nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của cộng đồng địa phư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: