Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An

Số trang: 116      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được mức độ phong phú và đa dạng tài nguyên côn trùng tại KBTTN Pù Huống về thành phần, phân bố, sinh thái và ý nghĩa của chúng; đưa ra được các biện pháp khoa học để quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên côn trùng trong Khu bảo tồn; cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ các nghiên cứu tiếp theo tại Khu Bảo tồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An i LỜI CẢM ƠN Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn Thế Nhã,Chủ nhiệm Khoa QLTNR& MT – Đại học Lâm nghiệp, người đã hướng dẫn tôihoàn thành luận văn này. Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các thầy cô Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, Khoa QLTNR&MT trong việc giámđịnh mẫu, biên dịch tài liệu tham khảo cũng như tạo điều kiện thuận lợi về thời gianđể tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám đốc, Cán bộKBTTN Pù Huống, Ban Quản lý rừng phòng hộ Qùy Hợp, Ban Quản lý rừng phònghộ Qùy Châu, Ban Quản lý rừng phòng hộ Quế Châu, Trạm Quản lý rừng phòng hộBình Chuẩn, UBND xã Nga My đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đónggóp ý kiến quan trọng trong thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi hoàn thànhluận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2010 Bùi văn Bắc 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đa dạng sinh học (ĐDSH), nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đóng vai tròrất lớn đối với tự nhiên đời sống con người. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khácnhau, ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm trọng. Các hệ sinh thái bị tác động và khaithác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng nhiệt đới thu hẹp một cách báo động. Tốcđộ tuyệt chủng của các loài ngày một tăng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm,mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, làm sạchmôi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảmthiểu thiên tai, các hậu quả cực đoan về khí hậu. Hệ quả cuối cùng của sự suy thoáinày là hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên,môi trường, nhất là ở các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong tự nhiên, không một lớp động vật nào có thể sánh với lớp côn trùng ởmức độ phong phú đến kỳ lạ về thành phần loài. Chúng nằm trong số các nhóm đadạng nhất của động vật trên hành tinh này bao gồm hơn một triệu loài được mô tảvà đại diện cho hơn một nửa số loài của toàn bộ giới động vật được biết đến trêntrái đất [35], [63]. Cùng với sự phong phú và đa dạng về thành phần loài, côn trùngcũng là nhóm động vật có số cá thể đông đúc nhất trên hành tinh chúng ta. TheoThomas Eisner (1997) [58], lớp côn trùng có đến một tỷ tỷ (1018) cá thể và đại diệncho trên 90% của các dạng sống khác nhau trên hành tình này [40]. Côn trùng là một trong những nhóm động vật quan trọng nhất trong giới tựnhiên. Chúng ảnh hưởng tới cuộc sống và lợi ích của con người ở nhiều khía cạnhkhác nhau. Trong khi một số loài côn trùng được coi như là vật gây hại ảnh hưởngđến sinh kế và sức khỏe người dân thì số khác lại mang lại những lợi ích to lớn chocon người. Nhiều loài côn trùng là người bạn thân thiết của chúng ta trong việcnâng cao năng suất cây trồng và tạo ra những dòng tiến hoá mới thông qua việc thụphấn cho các loài thực vật; một số lại cung cấp những nguồn thực phẩm giá trị nhưmật ong và sữa. Hiện nay, ở một số loài côn trùng, chúng ta cũng chưa biết hết giátrị của chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khẳng định rằng côn trùng là thànhphần chủ yếu của tự nhiên và là nhân tố chủ đạo tạo ra sự tuần hoàn vật chất trong 2hệ sinh thái. Ở Trung Quốc chỉ 1% loài được mô tả là là gây hại nghiêm trọng. Cònlại phần lớn các loài côn trùng hoặc là không gây hại hoặc là mang lại lợi ích chocon người [50]. Việt Nam có lãnh thổ kéo dài, khí hậu nhiệt đới với nhiều hệ sinh thái khácnhau, là một trong những nước có tính ĐDSH côn trùng cao. Tuy nhiên do hậu quảcủa sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số, tài nguyên đa dạng côn trùng của ViệtNam đang phải đối mặt với sự thu hẹp môi trường sống, sự tuyệt chủng một số loàivà sự suy giảm các loài thiên địch. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do sự mởrộng diện tích nông nghiệp, thành thị hóa, công nghiệp, ô nhiễm, khai thác khoángsản, du lịch, săn bắt, và thương mại hóa bất hợp pháp các loài nguy cấp. Để khaithác có hiệu quả các nguồn lợi của côn trùng như một nguồn tài nguyên sinh học vàkiểm soát tốt những mặt có hại, hơn lúc nào hết, các chiến lược quốc gia, các hànhđộng pháp lý, xây dựng năng lực hoạt động cần phải được thực hiện. Những nỗ lựcnày sẽ hướng tới mục tiêu bảo tồn tài nguyên ĐDSH côn trùng ở Việt Nam. Nằm cách 30 km về phía Bắc của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: