Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn này nghiên cứu đa dạng thực vật tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk góp phần bổ sung và hoàn thiện dẫn liệu khoa học về hệ thực vật và tính đa dạng thực vật Tây Nguyên, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đăk LăkBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN LỢI NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN - TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2010BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN LỢI NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN - TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là 1 trong 14 trung tâm cóhệ thực vật đa dạng và phong phú của thế giới. Tuy nhiên, do chiến tranh, sứcép gia tăng dân số, cùng với việc khai thác quá mức, chuyển đổi mục đích sửdụng đất… đã làm suy giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Theo sốliệu thống kê năm 1943, diện tích rừng của Việt Nam là 14,3 triệu ha tươngứng với độ phủ khoảng 43,0%, đến năm 1999 chỉ còn 9,3 triệu ha, tương ứngđộ che phủ 28,0% và đến năm 2009 là 13.258.843 ha với độ che phủ rừng đãđạt 39,1% (nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố chi tiếttrong Quyết định Số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010). Tuy nhiên, chấtlượng rừng được giới chuyên gia, nhà khoa học ngành lâm nghiệp đánh giá làchưa tốt, bởi diện tích tăng lên chủ yếu là rừng trồng mà khả năng nuôi dưỡngvà dự trữ các loài của rừng không cao. Bên cạnh đó, diện tích rừng nguyênsinh ngày càng bị thu hẹp còn chưa đầy 10% do tác động trực tiếp hay giántiếp của con người, cấu trúc rừng bị phá vỡ, làm mất nơi sống của nhiều loàiđộng thực vật... Hệ lụy của các hoạt động đó là tính đa dạng sinh học bị suygiảm, nhiều loài động thực vật đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy,vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học(đa dạng gen, loài và hệ sinh thái) cũng như khả năng phòng hộ, giữ cân bằngmôi trường sinh thái của rừng. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, việc thiết lập hệthống các khu đặc dụng (các vườn quốc gia, khu bảo tồn…) là một giải pháphiệu quả nhất và đã được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Chư Yang Sin là điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn, là một trongnhững điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học. Vườn quốc gia Chư Yang Sinđược thành lập theo Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ nhằm mục đích bảo vệ các kiểu thảm thực vật, các hệ sinh thái rừng, đặcbiệt là các diện tích rừng nguyên sinh hiện còn trong vùng lõi, qua đó bảo vệ 2các quần thể của các loài động thực vật quí hiếm, các loài đặc hữu và các loàiđang bị đe doạ, đặc biệt là những loài đặc hữu có vùng phân bố hẹp, đồng thờibảo vệ và bảo tồn các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, về địa chất, vềcảnh quan thiên nhiên. Cho đến nay, giới khoa học đã có một số công trình nghiên cứu về khuhệ thực vật tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Tuy nhiên, kết quả thu đượccòn chưa đầy đủ và vẫn phải chỉnh sửa trong các báo cáo về thành phần loàithực vật, thiếu mẫu tiêu bản thực vật… Hơn thế, những nghiên cứu về tàinguyên thực vật, về dạng sống, về phân bố của các loài thực vật có giá trị…chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hiện trạng các loại đất loại rừngcủa Vườn đã có những biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đódiện tích các loại thảm thực vật đã có sự thay đổi và sau một thời gian khá dàiđã không có những điều tra kiểm kê lại... Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Vườn quốc giaChư Yang Sin - tỉnh Đăk Lăk” là cần thiết, nhằm tạo cơ sở dữ liệu khoa họccho việc xây dựng các chiến lược, dự án, kế hoạch bảo tồn phù hợp hơn nữatrong thời gian tới, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địaphương theo hướng bền vững. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học Thuật ngữ “Đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse and McManus(1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng ditruyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (sốlượng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay, có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “Đa dạng sinhhọc” - “biodiversity, biological diversity”, song khái niệm được dùng chungnhất được nêu trong Công ước về Đa dạng sinh học như sau: “Là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm:các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác,cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuậtngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệsinh thái”. [http://vea.gov.vn/VN/quanlymt/baotondadangsh]. Như vậy, khi nói đến độ phong phú của hệ thực vật và hệ động vật tứclà chúng ta đã đề cập đến “Đa dạng sinh học”. Các dạng của đa dạng sinh học bao gồm: đa dạng di truyền, đa dạngloài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng văn hóa.1.2. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và ở Việt Nam1.2.1. Trên thế giới - Nghiên cứu về thực vật và thảm thực vật đã có từ lâu. Song, cácnghiên cứu quan trọng tập trung nhiều ở thế kỷ XIX - XX. Tại Nga, các côngtrình nghiên cứu hệ thực vật cụ thể được tiến hành từ những năm 1928 - 1932.Các công trình nghiên cứu của các tác giả Tolmachop A.I (1974), Malusep I. I(1969), Urxep (1974) đều tập trung vào việc xác định diện tích biểu hiện tốithiểu của hệ thực vật. 4 - Việc phân loại các hệ sinh thái được dựa vào nhiều quan điểm khácnhau tùy theo từng mục đích của mỗi tác giả. Các tác giả A. Aubresville(1949), A. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: