Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng, Phú Thọ

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.68 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được tính đa dạng sinh học về thành phần loài, dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng từ đó đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng, Phú ThọBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN QUYẾT TIẾN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI RỪNG QUỐC GIA ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG VĂN SÂM Hà Nội, 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN QUYẾT TIẾN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI RỪNG QUỐC GIA ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay đã và đang đượcrất nhiều nước quan tâm và nó đã trở thành chiến lược trên toàn thế giới.Nhiều tổ chức quốc tế ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá,bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên toàn phạm vi thế giới. Một số tổchức thế giới về đa dạng sinh học như: Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên(IUCN), Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảovệ thiên nhiên (WWF), Viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) v.v…Năm1992, tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro đã thông qua côngước về bảo tồn đa đạng sinh học. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnhhưởng sâu sắc nhất của việc suy giảm đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học được hiểu là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọinguồn, bao gồm cả hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh tháikhác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái.Trong những năm gần đây, đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và ở ViệtNam nói riêng đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, nguyên nhân chủyếu là do con người sử dụng không hợp lý. Đứng trước những hiểm họa do việc suy giảm đa dạng sinh học gây ra,những năm gần đây, nước ta cũng đã thay đổi và bổ sung nhiều chính sáchnhằm bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, tham gia vào các tổ chức thế giớivề bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Việcnghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu rõ được thành phần và tínhchất của hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng nhằm xây dựng mô hình về khaithác, sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền 2vững, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống, phục hồi các hệ sinh tháiđã bị suy thoái, mang lại lợi ích lâu dài cho con người. Ngày nay, mặc dùvới sự phát triển vượt bậc của các ngành công nghiệp chế biến khác, phụcvụ đời sống con người, nhưng nhu cầu về sử dụng các sản phẩm của thựcvật thân gỗ vẫn ngày càng gia tăng. Do đó việc tìm hiểu đa dạng về nhómcây này vẫn phải được đề ra, một mặt phục vụ cho đời sống ngày càng caocủa nhân dân, mặt khác phải bảo vệ, tôn tạo được nguồn tài nguyên thực vậtthân gỗ đảm bảo cân bằng sinh thái, cải tạo nuôi trồng, giữ cho rừng luônbền vững, cho năng suất cao. Khu Rừng quốc gia Đền Hùng là một trong những trung tâm đa dạngsinh học không chỉ của vùng Đông Bắc mà còn cho cả Việt Nam. Bên cạnhđó tài nguyên rừng nơi đây còn mang giá trị to lớn trong việc nâng cao giá trịcủa khu Di tích Đền Hùng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu bảo tồn hệ thực vậtnói chung và thực vật thân gỗ nói riêng là hết sức quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đadạng thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng, Phú Thọ”. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Quan điểm về đa dạng sinh học Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh họccũng như nhận thức được tính đa dạng sinh học trở nên hết sức quan trọngtrên toàn thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vậtđể phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Ngày nay, do sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người ngàycàng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết về thế giớitự nhiên con người lại càng khai thác tận diệt tài nguyên, vì thế, nguồn đadạng sinh học ngày càng suy giảm. Theo IUCN (1994) đã đưa ra định nghĩa ĐDSH như sau: “Đa dạngsinh học là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất của hàngtriệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệsinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa làsự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệsinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ vực khác và các phức hệ sinh thái màchúng cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài, giữa cácloài và các hệ sinh thái ”. Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989)đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất,là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựngtrong các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môitrường”. Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam có nêu ramột khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả cácnguồn sinh vật sống trên hành tinh, gồm tổng số loài động vật và thực vật,tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng hệ sinh thái của 4cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khácnhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: