Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài (trường hợp rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên)

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 88,000 VND Tải xuống file đầy đủ (88 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài (trường hợp rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên)” được thực hiện nhằm góp phần giải đáp những vướng mắc, tạo dựng căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp trong kinh doanh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài (trường hợp rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- LÝ THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC ĐƯỜNG KÍNH CỦA RỪNGTỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI (TRƯỜNG HỢP RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở TÂY NGUYÊN) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2009BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP **************** LÝ THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC ĐƯỜNG KÍNH CỦA RỪNGTỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI (TRƯỜNG HỢP RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở TÂY NGUYÊN) Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN CON HÀ NỘI - 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khi quản lý sử dụng một hệ sinh thái rừng, chúng ta phải chú ý đến hainhóm nhân tố giới hạn: các nhân tố bên trong hệ thống và các nhân tố bênngoài phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế xã hội. Cơ sở để quản lý rừng bền vữngchính là các kiến thức bên trong của hệ sinh thái rừng. Phương pháp quản lýrừng truyền thống ở các nước tiên tiến đều dựa trên định nghĩa về rừngchuẩn (tức là mô hình rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích quản lý);kiến thức về quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên của rừng; sự cần thiết phảibảo toàn độ phì của đất và tính đa dạng sinh học; kiến thức về năng suất củacác lập địa và các loài cây kinh doanh. Cần phải xác định rằng: đối với rừnghỗn loài, lá rộng thường xanh nhiệt đới thì không phải dễ dàng để xác định vàthực hiện được các yếu tố trên. Tính không đồng nhất về không gian và thờigian của rừng hỗn giao nhiệt đới, trong đó nhiều giai đoạn khác nhau của diễnthế cùng tồn tại bên cạnh nhau đã được nhiều tác giả nhấn mạnh. Sự khôngđồng nhất này là kết quả của quá trình tiến hoá và cạnh tranh lâu dài của cácloài phụ thuộc vào các điều kiện lập địa (đất đai và khí hậu). Tuy nhiên, lậpđịa không nhất thiết là yếu tố quyết đinh; về thực chất, cấu trúc của rừngkhông phải lúc nào cũng thay đổi nếu có sự thay đổi về đất và khí hậu. Ví dụđơn giản này nói lên sự khó khăn trong việc phân loại rừng để xây dựng cácbiện pháp lâm sinh. Sẽ rất logic nếu sau khi khai thác, người ta tiến hành cácđiều tra để xem có đủ các cây tái sinh của các loài có giá trị không, và khi cầnthiết, sẽ tiến hành trồng thay thế hoặc làm giàu. Trong thực tế, việc điều tranhư vậy rất khó thực hiện và càng khó hơn để lập lại được rừng chuẩn như trongquản lý rừng ôn đới. 2 Nhìn chung, rừng nhiệt đới tỏ ra khó khăn hơn trong việc hướng cáchoạt động quản lý đạt được mục tiêu đề ra. Trong quản lý rừng, tác động lâmsinh là các biện pháp kỹ thuật then chốt để cải thiện và hướng rừng đạt gần tớikết cấu rừng mục đích (rừng chuẩn) nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt racho từng loại hình kinh doanh rừng. Muốn vậy, phải có sự hiểu biết sâu sắchơn về trạng thái rừng sau khai thác chọn để chọn được các biện pháp đúngtrong quá trình quản lý rừng. Từ những đòi hỏi thực tiễn đó, đề tài “Nghiêncứu xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc đường kính của rừng tự nhiênnhiệt đới hỗn loài (trường hợp rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên)”được thực hiện nhằm góp phần giải đáp những vướng mắc, tạo dựng căn cứkhoa học để đề xuất các biện pháp trong kinh doanh rừng tự nhiên lá rộngthường xanh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu Quan niệm về rừng là một hệ sinh thái đang được sử dụng rộng rãitrong kinh doanh rừng. Xu hướng tiếp cận hệ sinh thái trong lâm nghiệp đangdần trở nên phổ biến. Cách tiếp cận sinh thái dựa trên nguyên tắc sử dụng vàđiều chỉnh bản chất tổng thể và năng suất của các hệ sinh thái nhằm đảm bảonăng suất sinh học, khả năng phục hồi và tính ổn định lâu bền của nó. Quanđiểm quản lý rừng bền vững đang được cả thế giới quan tâm. Sử dụng rừngnhư thế nào để vừa khai thác được tiềm năng của rừng vừa không làm ảnhhưởng đến khả năng cung cấp trong tương lai là một vấn đề đang được tậptrung giải quyết. Hệ sinh thái rừng có khả năng tự cân bằng, tự phục hồi chonên các tác động của con người vào hệ sinh thái rừng phải nằm trong giới hạncủa khả năng đó. Đây chính là quan điểm của một nền lâm sinh học gần vớitự nhiên nhằm quản lý rừng bền vững. Muốn xây dựng được nền lâm học gần với tự nhiên cần có những hiểubiết sâu sắc về cấu trúc rừng, về các quá trình vận động của hệ sinh thái rừngchứ không chỉ dừng lại ở các thông tin hiện tại. Việc nghiên cứu về cấu trúcrừng tự nhiên đã được nhiều tác giả đề cập đến từ những năm đầu thế kỷ 20với rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm xây dựng một số mô hình rừngchuẩn phục vụ công tác kinh doanh rừng hiệu quả. Với xu thế chuyển dần từnghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng, thống kê toán học đã trởthành công cụ cần thiết với mỗi nhà khoa học để lượng hóa các quy luật củatự nhiên và xã hội. Thống kê toán học ngày càng phát triển và đem lại hiệuquả cao hơn. Với đà phát triển ngày càng gia tăng trong việc áp dụng đểnghiên cứu các đặc điểm cấu trúc rừng, định lượng hoá các quy luật đồng thời 4là thước đo trong việc đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh. Các công trìnhnghiên cứu cấu trúc đường kính cây rừng đã được các nhà khoa học khái quátdưới dạng mô hình toán học, diễn ra một cách có quy luật, từ đó giải quyếtđược nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng. Đặc biệt là thiết lập hệ th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: