Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu yêu cầu ánh sáng của Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) tái sinh dưới tán rừng tại một số xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được yêu cầu ánh sáng của cây Dẻ tái sinh ở các độ tuổi và các cấp chiều cao khác nhau thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của độ tán che tầng cây cao; đề xuất một số giải pháp kỹ thuật giải quyết yêu cầu ánh sáng cho cây Dẻ tái sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu yêu cầu ánh sáng của Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) tái sinh dưới tán rừng tại một số xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc GiangBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp & Ptnt Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp KiÒu thÞ d-¬ngNghiªn cøu yªu cÇu ¸nh s¸ng cña dÎ ¨n qu¶(Castanopsis boisii Hickel Et a. camus) t¸i sinhd-íi t¸n rõng t¹i mét sè x· thuéc huyÖn lôc nam,tØnh b¾c giang luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. V-¬ng V¨n Quúnh Hµ Néi, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) là một trong những loàicây rừng có khả năng cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng với sản lượng cao trênvùng đất đồi núi ở các tỉnh Hải Dương, Bắc giang, Sơn La, Hoà Bình... Trongkhung cảnh của biến đổi khí hậu, Dẻ ăn quả được xem là một trong những loài câyrất có triển vọng cho những giải pháp lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế vàbảo tồn rừng ở nhiều vùng nước ta. Ở Bắc Giang, Dẻ ăn quả là một trong những loài cây bản địa được ưu tiênlựa chọn hàng đầu để trồng rừng và xúc tiến tái sinh nhằm tăng cường sự kết hợpgiữa mục tiêu phòng hộ và mục tiêu kinh tế. Hiện nay, rừng Dẻ phân bố chủ yếu ởcác huyện Yên thế, Lục Nam, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn, Sơn Động. RừngDẻ đã mang lại lợi ích to lớn cho người dân, có những hộ thu nhập từ Dẻ ăn quả tớihàng chục triệu đồng một năm. Tuy nhiên, rừng Dẻ đang có xu hướng suy thoái dầnmột phần do những cây Dẻ đã nhiều tuổi chưa được chăm sóc tốt, một phần dophương pháp phát dọn tạo những khoảng trống sạch để thu nhặt quả rụng hàng nămlàm gia tăng quá trình xói mòn và thoái hoá đất. Trong quá trình đó người ta cũnglàm mất đi lớp cây tái sinh, do đó triển vọng phục tráng rừng Dẻ là rất khó khăn. Trước thực trạng đó thì tái sinh và phục tráng rừng Dẻ, phát triển nhân rộngdiện tích trồng Dẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đặc điểm sinhthái làm cơ sở cho các biện pháp tái sinh Dẻ còn rất hạn chế. Đề tài: Nghiên cứuyêu cầu ánh sáng của Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) tái sinhdưới tán rừng tại một số xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được thựchiện nhằm góp phần giải quyết tồn tại trên. Đề tài hướng vào làm sáng tỏ yêu cầu vềánh sáng của cây Dẻ ở giai đoạn tái sinh và đưa ra những khuyến nghị cho các biệnpháp tái sinh Dẻ liên quan đến đặc điểm yêu cầu ánh sáng của nó. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới Theo Oliver và Larson (1990) [36], các khoảng trống trong rừng là điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của lớp cây tái sinh và sự mở rộng tán của những câyxung quanh. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp sự mở rộng tán của những câyxung quanh vào khoảng trống thường diễn ra chậm chạp hơn nhiều so với sự pháttriển của cây tái sinh, nhất là các loài cây tiên phong ưa sáng trong quá trình lấp kínkhoảng trống đó. Sự cạnh tranh giữa các loài cây tái sinh và lớp cây bụi thảm tươi dưới tánrừng có thể rất quyết liệt và đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làmtăng tỷ lệ chết của cây tái sinh (Bi và cộng sự, 2007) [34]. Tiểu hoàn cảnh rừng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các lỗ trống của tán rừng. Sựtăng cường độ ánh sáng tiếp đến mặt đất là một trong những điều kiện quan trọngnhất ảnh hưởng tới sự nẩy mầm của hạt giống và sự sinh trưởng của cây tái sinh.Tuy nhiên, cần thấy rằng trong cả 2 trường hợp: quá nhiều ánh sáng cũng như sựche bóng quá mức đều không có lợi cho sinh trưởng của cây non (Girma và cộngsự, 2010) [33]. Vì vậy, điều chỉnh độ tàn che của rừng là một trong những tácnghiệp lâm sinh quan trọng nhất đảm bảo tái sinh diễn ra theo đúng yêu cầu đãđược xác định trước. V.A.Alecxeep (1975) cho rằng ánh sáng dưới tán rừng là một trong nhữngnhân tố chủ yếu để xác định tình trạng cây tái sinh, từ mật độ, phân bố cây đếnsinh trưởng của cây. Thông thường khi tuổi cây tái sinh tăng lên thì nhu cầu ánhsáng của nó cũng tăng theo. Một số loài cây ưa sáng, cây tái sinh có thể chết ở điềukiện ánh sáng 10 - 12% ( ở tuổi dưới 2), và 25 - 30% ở tuổi lớn hơn 5 - 10 tuổi (dẫntheo Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 2005) [18]. 3 Xét về mặt tổng thể, việc nghiên cứu chế độ ánh sáng theo chiều nằm ngangvà theo chiều thẳng đứng là nghiên cứu cơ bản nhằm hiểu rõ kết cấu và sinh tháicủa rừng mưa.(Richards, 1970) [21]. Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu củamình, tác giả cũng chỉ ra rằng: ánh sáng như một nhân tố có tác dụng quyết địnhchủ yếu đến kết cấu và thành phần của tầng lâm hạ trong rừng. Tuy nhiên, đókhông phải là yếu tố ảnh hưởng đơn độc như trước đây các nhà lâm họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: