Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 730.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá tính đa dạng của thảm thực vật có mạch ở khu Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài thực vật có mạch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đề xuất những biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn LaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NGÔ VĂN BÍCHTÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, MỘC CHÂU, SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN DƯ HÀ NỘI, NĂM 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Nha là một trong 86 Khu Bảo tồnthiên nhiên được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ phêduyệt thành lập năm 1986 theo quyết định 194-CP ngày 19/8/1986. Rừng Xuân Nhađược ghi nhận là đa dạng về thành phần loài, về hệ sinh thái và trạng thái rừng vớikhu hệ động thực vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoahọc, ngoài ra khu BTTN Xuân Nha còn có giá trị to lớn là phòng hộ đầu nguồn củadòng sông Đà, là lưu vực lớn của suối Lóng Sập chảy ra sông Đà. Khu BTTN Xuân Nha kéo dài từ xã Lóng Sập qua Chiềng Sơn tới xã XuânNha, sát với ranh giới khu BTTN Pà Cò của tỉnh Hòa Bình. Khu vực Xuân Nhathuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới Việt -Lào và ranh giới 2 tỉnh Sơn La, ThanhHóa, có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, đi lại rất khó khăn. Trước năm 1985 rừng ởđây còn rất giầu về số lượng và trữ lượng các loài động thực vật. Nhưng trong thờikỳ khai thác gỗ phục vụ công trình thủy điện Hòa Bình năm 1982-1992, thì nơi đâylà địa bàn khai thác của các loại gỗ quí như Giổi, Du sam, Sến, Nghiến, Trai, Đinh,Lát, Chò chỉ, Ràng ràng… của lâm trường Xuân Nha, cộng với nạn khai thác trộmvà buôn bán bừa bãi của tư thương, của dân địa phương, nạn đốt rừng làm nươngrẫy và nạn khai khác gỗ Pơ mu trong những năm 90 của thế kỷ trước, đã làm chodiện tích đất trống, đồi trọc ở vùng thấp chân núi tăng lên nhiều. Diện tích rừngnghèo ngày một tăng, diện tích rừng tốt còn lại ít đi và thường nằm trên các sườndốc, trên các dông núi cao hiểm trở. Việc xây dựng và mở rộng đường quốc lộ và đường phân phối vào trung tâmcủa các xã đã chia cắt hệ sinh thái rừng, nhiều diện tích rừng tự nhiên đã biến thànhruộng, nương, đất trống và đôi chỗ là rừng trồng. Một số đất rừng bị chuyển đổithành trang trại cây ăn quả, cây công nghiệp đã làm cho thành phần thực vật khubảo tồn theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Ngoài hệ sinh thái rừng, ở khu BTTN còn có các hệ sinh thái (HST) khácphân bố xen kẽ như HST đồng cỏ, HST đồng ruộng, HST làng xóm và HST aosuối… Các HST này có diện tích không đồng đều phân bố ở các xã trong khu vực. 2 Khu BTTN đã được tổ chức bảo vệ, nhiều khu rừng có giá trị được phục hồi.Tuy nhiên việc quản lý, bảo vệ, đầu tư vào khu BTTN chưa thật đầy đủ với giá trịvà qui mô của nó. Do vậy rừng vẫn bị xâm phạm và chịu nhiều tác động, đặc biệt làsức ép của người dân từ cộng đồng các dân tộc có ở nơi đây. Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ thực vật ở đây [1, 2, 3] nhưngđó cũng chỉ là những số liệu sơ bộ ban đầu, chưa thật đầy đủ. Vì vậy tôi tiến hànhnghiên cứu “Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu bảo tồn thiên nhiênXuân Nha, Mộc Châu, Sơn La” nhằm đánh giá đầy đủ về thành phần loài, nguồntài nguyên thực vật và đưa ra các giải pháp bảo tồn chúng, từng bước nâng cao nhậnthức và năng lực quản lý cho cán bộ khu BTTN và người dân địa phương là nhữngvấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 3 Chương 1. TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1. NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, vấn đềnghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đang được quan tâm hàng đầu. Trướcđây, những quan niệm về ĐDSH cũng có những điểm chưa thống nhất, chưa đầy đủvà chưa rõ ràng. Trong chương trình hành động ĐDSH Việt Nam cũng nêu ra một khái niệmvề đa dạng sinh học “Là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống trên hành tinh baogồm tổng số các loài động vật và thực vật; tính đa dạng và sự phong phú trong từngloài, tính đa dạng về hệ sinh thái của các cộng đồng sinh thái khác nhau; hoặc tậphợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”.Định nghĩa này là chưa đầy đủ bởi mới chỉ đề cập đến động vật và thực vật, còn cácsinh vật khác thì chưa nói đến. Một định nghĩa khác do Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) đềxuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàngtriệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài vàlà những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: