Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc - tỉnh Hoà Bình

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,004.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của luận văn là phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp huyện. Đánh giá tình hình sản xuất Lâm nghiệp và dự báo nhu cầu lâm sản. Xác định được định hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện. Đề xuất các nội dung cơ bản cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc - tỉnh Hoà BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------------- NGUYỄN VĂN NGHỊ XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ CHOCÔNG TÁC QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN ĐÀ BẮC - TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành : Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÙNG HÀ NỘI - 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập kỷ qua, vốn rừng của Việt Nam đã bị suy giảm nghiêmtrọng do nạn khai thác rừng trái phép, đốt, phát nương làm rẫy làm cho môitrường sinh thái bị hủy hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng.Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khôi phục, bảo vệ và phát triển tài nguyênrừng, phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn mất rừng, nâng cao độ che phủcủa rừng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Hiện nay, vai trò của rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp nói chungkhông những được đánh giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩmtrước mắt thu được từ rừng mà còn tính đến những lợi ích to lớn về xã hội,môi trường mà rừng và nghề rừng mang lại. Sự tác động đến rừng và đất rừngkhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hộitại khu vực có rừng mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũngnhư nhiều ngành sản xuất khác. Do vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cáchbền vững và lâu dài, việc xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triểnrừng hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý. Huyện Đà Bắc, nằm về phía Tây Bắc tỉnh Hòa Bình, cách thành phố HòaBình không xa nhưng gần như tách biệt với các huyện khác trong tỉnh bởisông Đà ngăn cách, nên phần nào hạn chế giao lưu hàng hóa với các vùng lâncận. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 77.796,07 ha; Đây là huyện có vị tríhết sức quan trọng trong hệ thống lưu vực thủy điện hồ Hòa Bình. Những năm qua ngành lâm nghiệp huyện đạt được những thành tựu quantrọng, tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, ngành lâm nghiệp huyện cũngcòn những mặt hạn chế như quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng nhưtrong quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại, bất cập: Những diện tích rừngvà đất lâm nghiệp đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhànước sử dụng kém hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tình trạng 2khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra. Công tác quy hoạch phân chia ba loại rừngchưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, việc sử dụng rừng chưađúng mục đích. Những tồn tại này làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triểnrừng gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, việc lập và triển khai một phương án quyhoạch bảo vệ và phát triển rừng hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần tăng thunhập, cải thiện đời sống của người dân địa phương, thực hiện xoá đói giảmnghèo và đưa kinh tế - xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, mục tiêu làm quen với công tácnghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã được học, để góp phần bảovệ phát triển tài nguyên rừng, ổn định đời sống người dân địa phương cũng nhưcải thiện điều kiện môi trường sinh thái. Tác giả tiến hành thực hiện đề tàinghiên cứu: “Xác định cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc - tỉnh Hoà Bình” 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Quy hoạch nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng là một hoạt độngđịnh hướng nhằm sắp xếp, bố trí sử dụng đất một cách hợp lý vào thời điểmhiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai. Vấn đề quy hoạch sử dụng đấtcó ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Nếu quy hoạch sửdụng đất hợp lý thì nền kinh tế xã hội sẽ phát triển bền vững, trong điều kiệnngược lại thì sự phát triển của nền kinh tế xã hội sẽ gặp những cản trở, khókhăn. Ngày nay, nhu cầu của xã hội về đất ở, đất canh tác, đất xây dựng cơ sởhạ tầng, nguyên liệu gỗ củi, v.v.. ngày càng cao, từ đó tạo ra áp lực lớn vào tàinguyên rừng và đất rừng. Chính vì vậy, việc quy hoạch sử dụng hợp lý và bềnvững tài nguyên đất và tài nguyên rừng cũng như xây dựng nền lâm nghiệp bềnvững không còn là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào mà là công việcchung của toàn nhân loại.1.1. Trên thế giới Quy hoạch lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thểphát triển nông thôn. Do đó, công tác quy hoạch lâm nghiệp cần có sự phốihợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển nông thôn nhằm tránh sự chồng chéo,hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Thực chất của công tác quy hoạch là tổ chứckhông gian và thời gian phát triển cho một ngành hoặc lĩnh vực sản xuất trongtừng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại, phát triển thì nhất thiếtphải tiến hành quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý, mà trong đó công tác điềutra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải được đi trước một bước. 4 1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bốvà phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương phápcủa chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra “Mức độ phát triển lực lượng sản xuấtcủa một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở sự phân công lao động của dân tộcđó được phát triển đến mức độ nào” - Lê Nin đã chỉ ra “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiênkinh tế xã hội của mỗi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: