Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Xác định công thức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số trạng thái rừng tự nhiên

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 910.84 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định tổ thành và chỉ số đa dạng sinh học cho từng trạng thái rừng tự nhiên thuộc đối tượng nghiên cứu; lựa chọn chỉ tiêu xác định tổ thành cho rừng tự nhiên; xác định diện tích cần thiết điều tra tổ thành cho mỗi trạng thái rừng tự nhiên; xác định phân bố số loài theo cỡ kính cho mỗi trạng thái rừng tự nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Xác định công thức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số trạng thái rừng tự nhiên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người trong nhiềulĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, du lịch….. Cùng với sựphát triển của đất nước, tình trạng lạm dụng tài nguyên rừng và công tác quảnlý chưa chặt chẽ, thêm vào đó là sức ép về dân số, lương thực, lối sống ducanh du cư làm cho rừng bị tàn phá nhanh chóng, suy giảm cả về số lượng vàchất lượng. Trong thời gian gần đây, con người đã được chứng kiến mất rừng gâyhậu quả nghiêm trọng như thế nào cho toàn nhân loại, chứ không riêng mộtdân tộc hay một quốc gia nào. Có nhiều nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp. Sựsuy thoái của rừng đã làm giảm sút nhiều khả năng cung cấp lâm sản và tácdụng phòng hộ của rừng. Theo đó là sự gia tăng tác hại của thiên tai, như bão,lũ, hạn, úng … dẫn đến tổn thất lớn về tài sản, tính mạng con người và ngânsách nhà nước. Để khắc phục những hậu quả này, chỉ có một cách là tăng độ che phủcủa rừng. Những năm qua đã có nhiều chương trình cấp nhà nước, nhưchương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và chương trình bảo vệ 9,3 triệu harừng hiện có. Ngoài ra, còn có nhiều dự án của Chính phủ, của các tổ chứcnước ngoài, như PAM, SIDA… đã đem lại hiệu quả cao. Như vậy, từ cấpquốc gia cũng như ngành lâm nghiệp đã chú trọng tới các giải pháp phục hồirừng tự nhiên. Trong quan điểm sinh thái học, đặc điểm cấu trúc thể hiện rõ nhữngmối quan hệ qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và giữa chúngvới môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng nhằm duy trì rừng như một hệsinh thái ổn định, có sự hài hoà của các nhân tố cấu trúc, lợi dụng tối đa mọitiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững các chức năng có lợi 2của rừng về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, việc xác định các biện phápkỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên rừng lànhiệm vụ rất quan trọng. Để có cơ sở đề xuất những biện pháp kỹ thuật tácđộng hợp lý và hiệu quả, cần có những hiểu biết về lâm học, mà trong đó đặcđiểm cấu trúc tổ thành được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định côngthức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số trạng thái rừng tựnhiên” nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận về cấu trúc rừng tự nhiên. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên thế giới cũng như Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thế kỷXX, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cấu trúc rừng tự nhiênnhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống của con người và đã cónhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng. Những năm gần đây, nhiều nhàkhoa học trong và ngoài nước đã quan tâm đến vấn đề này nhằm xây dựng cơsở khoa học phục vụ kinh doanh rừng hợp lý, có hiệu quả cả về kinh tế và môitrường sinh thái. Những nghiên cứu về lĩnh vực này đã phát triển từ thấp đếncao, từ chỗ nghiên cứu chủ yếu là mô tả, định tính sau chuyển sang địnhlượng đã mở ra hướng phát triển mới trong nghiên cứu lâm sinh học hiện đại .Như vậy, các quy luật cấu trúc lâm phần ngày càng được mô tả nhiều hơnbằng các mô hình toán học, làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinhcho từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, so với rừng trồng thì cáccông trình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, đa dạng vàphức tạp thuộc vùng nhiệt đới là chưa đủ, đặc biệt là việc xác định tổ thành vàchỉ số đa dạng cây gỗ cho một số trạng thái rừng tự nhiên ở các vùng sinh tháikhác còn chưa được đề cập nhiều.1.1. Ở nước ngoài Trong những nghiên cứu về rừng tự nhiên thì vấn đề cấu trúc, đặc biệtlà phân chia tầng thứ được quan tâm nhiều hơn. Sở dĩ như vậy, là do các đặctrưng này bên cạnh việc phản ánh cấu trúc nội tại của lâm phần làm căn cứ đềxuất biện pháp lâm sinh, còn là cơ sở xây dựng các phương pháp điều tra vàthống kê tài nguyên rừng. 1.1.1. Cấu trúc tổ thành Cấu trúc tổ thành khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau tương ứng về cácđặc trưng cấu trúc khác của rừng. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành nhất là 4cấu trúc tổ thành trong rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm được xem như công việcđầu tiên và quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng. Richards.P.W (1952 [30]) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhịetđới về mặt hình thái. Theo tác giả, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệtđới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và tác giả đã phân biệt tổthành thực vật của rừng mưa thành hai loại, đó là rừng mưa hỗn hợp có tổthành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản.Trong những điều kiện đặc biệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: