Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng và các giải pháp sử dụng bền vững Trường hợp xã Giao Hải huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.65 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 97,000 VND Tải xuống file đầy đủ (97 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng hiện nay; hiện trạng khai thác và sử dụng các nguồn lợi thủy sản của cư dân địa phương; các nguyên nhân dẫn tới suy giảm nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông; cước đầu đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng và các giải pháp sử dụng bền vững Trường hợp xã Giao Hải huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THU CÚCTHỰC TRẠNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG CỬA SÔNG HỒNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNGBỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP XÃ GIAO HẢI HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội – Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THU CÚCTHỰC TRẠNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG CỬA SÔNG HỒNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNGBỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP XÃ GIAO HẢI HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Diên Dực Hà Nội – Năm 2016 MỞ ĐẦU1.Đặt vấn đề Cửa sông Hồng là vùng cửa sông có hệ sinh thái ven biển đặc sắc nhất nướcta, là nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất miền Bắc. Đây cũng chính là nơi cư trúthuận lợi cho nhiều loài thủy sản có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị kinhtế cao, là khu vực tiêu biểu cho nền văn hóa mở đất của cư dân ven biển vùng đồngbằng châu thổ sông Hồng và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh lúanước. Trải qua nhiều năm tháng phát triển, dân cư địa phương đã tạo lập nên nhữnglàng quê trù phú ven biển nhờ hoạt động khai thác thủy sản vùng cửa sông và nuôitrồng nguồn lợi thủy sản thương phẩm. Thế nhưng, đây cũng chính là vùng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởitác động của các hiện tượng tự nhiên cũng như các hoạt động kinh tế khác nhau củacon người như việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thủy sản, hiện tượng ônhiễm môi trường do các tác động của dân cư. Nguồn lợi thủy sản (NLTS) vùngcửa sông Hồng sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng nếu không có biệnpháp khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên. Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định có hai cửa sônglớn sông Hồng và sông Sò đổ ra biển, với chiều dài 32 km đường bờ biển, nằm trảidài qua 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Nơi đây hộitụ những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác vànuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng phát triển kinh tế biển,huyện Giao Thủy cũng đang đứng trước nhiều thách thức như làm thế nào để khaithác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thủy sản vùng cửa sông. Muốn khai thác hợp lý và sử dụng bền vững NLTS cần có những nghiên cứu vềnguồn lợi hiện có, các nguy cơ dẫn đến suy giảm nguồn lợi để từ đó có giải pháp sửdụng bền vững nguồn tài nguyên quan trọng này. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hànhnghiên cứu đề tài “Thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng và các giải phápsử dụng bền vững:Trường hợp xã Giao Hải huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định”. 12. Mục tiêu nghiên cứu Sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng, trong đócác mục tiêu cụ thể của đề tài là: - Tìm hiểu thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng hiện nay. - Hiện trạng khai thác và sử dụng các nguồn lợi thủy sản của cư dân địa phương.Các nguyên nhân dẫn tới suy giảm nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông. - Bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồnlợi thủy sản vùng cửa sông.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đề xuất các giải pháp sử dụng bền vữngnguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách.Các giải pháp này là nghiên cứu điển hình cho tham khảo hữu ích cho các địa phương venbiển trong khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông.4. Phạm vi nghiên cứu Nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về thực trạng nguồn lợi cá, nhuyễn thể và giáp xác vàcác hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn lợi thủy sản này của cư dân địa phương.5. Nội dung nghiên cứu Trong phạm vi đề tài luận văn của mình, tôi tập trung nghiên cứu các nội dungchính, bao gồm: - Thực trạng nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng; - Phân tích hiện trạng khai thác và sử dụng các nguồn lợi thủy sản của cư dânđịa phương: những bất cập trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, tình hình khaithác sử dụng tài nguyên thủy sản của cư dân. - Các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông Hồng,trường hợp xã Giao Hải huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.6. Kết cấu của đề tài Luận văn được trình bày gồm các chương như sau: 1) Chương 1: Tổng quan tài liệu 2) Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3) Chương 3: Kết quả nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: