Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 718.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra những ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian tới phương diện nội dung (đề tài, nội dung phản ánh…); chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa dân gian tới phương diện nghệ thuật (xây dựng cốt truyện theo mô tuýp dân gian, cách nói dân gian, cách xây dựng nhân vật); khẳng định những thành tựu, đóng góp của nhà văn trong sự hình thành và phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên – Năm 2011Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG Chuyên nghành : Văn Học Việt Nam Mã số : 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS - TIẾN SĨ : NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG Thái Nguyên – Năm 2011Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam ra đời tương đối muộn. Nóchủ yếu được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng Tháng Tám năm1945.Thơ ra đời sớm nhất, văn xuôi ra đời muộn hơn và được đánh dấu bằngnhững sáng tác của nhà văn Nông Minh Châu. Có thể nói truyện ngắn “Chémèn được đi họp” viết năm 1958 của Nông Minh Châu là mốc đầu tiên chosự ra đời của mảng văn học các dân tộc thiểu số. Năm 1964 tiểu thuyết củacác dân tộc thiểu số mới ra đời với “Muối lên rừng” của Nông Minh Châu.Nhưng phải đến hơn mười năm sau, tiểu thuyết các dân tộc thiểu số mới thậtsự phát triển. Trong đó Vi Hồng là nhà văn có đóng góp đáng kể cho mảngvăn học của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Với hơn mười cuốn tiểu thuyết, mở đầu là “Đất bằng” (1980) và hơnchục năm tiếp theo hầu như cũng chỉ có tiểu thuyết của ông. Đó là “VãiĐàng” (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), “Tháng năm biết nói” (1993),“Lòng dạ đàn bà” (1992), “Vào hang” (1990), “Đọa đày” (1997)… Sau ViHồng, còn có các nhà văn: Cao Duy Sơn (Tày), Vương Trung (Thái), cũngviết tiểu thuyết song với số lượng tác phẩm ít hơn, điều đó cho thấy sức sángtạo hăng say đầy hứng thú không biết mỏi của Vi Hồng thật đáng khâm phục. Có thể nói nhìn từ góc độ thể loại tiểu thuyết, Vi Hồng là nhà văn dântộc thiểu số viết tiểu thuyết đạt được nhiều thành tựu nổi bật hơn cả. Tiểuthuyết của Vi Hồng đã đề cập đến rất nhiều mặt khác nhau về cuộc sống vàcon người miền núi. Đặc biệt qua tiểu thuyết của ông, chúng ta còn nhận thấytrong mỗi tác phẩm mang đậm những yếu tố của văn hóa dân gian. Trong những năm gần đây, sáng tác của Vi Hồng cũng được quan tâmnghiên cứu. Song có lẽ vẫn còn những khía cạnh chưa được nghiên cứu đúngSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2mức và có hệ thống để nhận diện rõ được phong cách sáng tác, nhất là ở thểloại tiểu thuyết của ông. Qua khảo sát một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi thấy nó ảnhhưởng sâu sắc từ những yếu tố của văn hóa dân gian.Với những lý do trên,chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểuthuyết của Vi Hồng”. Việc tìm hiểu bốn tiểu thuyết: “Đất bằng” (1980),“Phụ tình” (1994), “Đọa đày” (1997), “Mùa hoa Boóc loỏng” ( 2005), luậnvăn muốn chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến cả phương nội dungvà phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một sốtiểu thuyết của Vi Hồng”, đối với chúng tôi, những người giảng dạy văn họcở miền núi thì ngoài ý nghĩa về khoa học, nó còn mang lại ý nghĩa sư phạmthiết thực. Những kết quả thu nhận được từ việc nghiên cứu này sẽ giúpchúng tôi có điều kiện so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm người Kinh viếtvề người dân tộc và miền núi (như Tô Hoài, Nguyễn Trung Thành, NguyễnTuân…) với tác phẩm của người dân tộc thiểu số viết về con người và cuộcsống của dân tộc mình. Đồng thời nó sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn đối việcgiảng dạy văn học địa phương. Một mảng mà văn học trong nhà trường ở tỉnhta chưa được quan tâm đúng mức.2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Vi Hồng đã trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nước qua rấtnhiều truyện ngắn, tiểu thuyết. Tài năng của nhà văn đã được khẳng định quacác giải thưởng lớn. Năm 1959, truyện ngắn “Ngôi sao cô đơn trên đỉnh núiPhia Hoàng” đã được nhận giải thưởng của Tổng hội sinh viên Việt Nam.Năm 1962, ông nhận giải thưởng của báo Người giáo vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: