Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và Ruinôxke Akutagawa (Nhật Bản)

Số trang: 132      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn là tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao M (Việt Nam) trong so sánh với nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của văn hào Nhật Bản – Akutagawa. Qua đó, tác giả luận văn muốn làm rõ những nét tương đồng và dị biệt cũng như sự đóng góp về mặt nghệ thuật của hai nhà văn trong thể loại truyện ngắn ở hai quốc gia châu Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và Ruinôxke Akutagawa (Nhật Bản) ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ======== PHẠM THỊ THU SO SÁNH NGHỆ THUẬT TỰ SỰTRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO (VIỆT NAM) VÀ RUINÔXKÊ AKUTAGAWA (NHẬT BẢN) CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐỨC NINH Thái Nguyên, năm 2008 MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa đề tài 1.1. Nam Cao (1915 - 1951), tên thật là Trần Hữu Tri là nhà văn tiêubiểu của nền văn học hiện đại Việt Nam 1930 – 1945. Ông là người góp phầnđưa trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triểnđến đỉnh cao với những tác phẩm xuất sắc của ông. Do đó, hiện thực được nóiđến trong các tác phẩm của Nam Cao đã được giới phê bình nghiên cứu tônvinh và khái quát thành “chủ nghĩa hiện thực Nam Cao”. Tuy chỉ có 15 năm cầm bút nhưng Nam Cao đã dành tặng cho đời mộtsự nghiệp sáng tác hết sức phong phú mà chủ yếu được gói gọn trong thể loạitruyện ngắn. Bên cạnh tiểu thuyết Sống mòn, truyện ngắn của Nam Cao giàuvề tư tưởng, xuất sắc về nghệ thuật và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệtcủa công chúng hâm mộ. Vì vậy, nó là một di sản vô cùng quý báu cần đượcnghiên cứu thấu đáo hơn. 1.2 Ruinôxkê Akutagawa (1892 - 1927) là cây bút kiệt xuất, đồng thờilà một hiện tượng văn học phức tạp nhưng lại hết sức hấp dẫn của văn họcNhật Bản đầu thế kỉ XX. Ông là thủ lãnh của trường phái sáng tác văn họctheo “chủ nghĩa tân hiện thực”. Tên của ông được lấy làm tên giải thưởngvăn học dành cho các nhà văn trẻ xuất sắc ở Nhật Bản. Mặc dù mất ở tuổi 35 nhưng Akutagawa đã để lại một di sản quý giá vớitrên 140 tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và các bài phê bình. Truyệnngắn của Akutagawa được đánh giá là những trang viết phong phú về nộidung, đa dạng về hình thức và mang tính tư tưởng bậc nhất ở Nhật so vớitrước đó. Do vậy, ông được coi là “một bậc thầy ưu tú” của thể loại truyệnngắn và là một trong những người khởi đầu của nền văn học hiện đại NhậtBản, người góp phần đưa nền văn học ấy hoà chung với nền văn học thế giới.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vnTuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nào chính thứcnghiên cứu về Akutagawa và truyện ngắn của ông. 1.3. Để bạn đọc Việt Nam có thể hiểu biết thêm về văn học Nhật Bảnvới một phong cách sáng tác mới lạ của một nhà văn cụ thể, chúng tôi chọn đềtài nghiên cứu: So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao(Việt Nam) và Ruinôxkê Akutagawa (Nhật Bản) để thấy rõ những khác biệtcủa hai nền văn học có thể gọi là “đồng văn” trong vùng ảnh hưởng củavăn hoá Trung Quốc. Mặt khác, đề tài này còn góp phần vào công việcgiảng dạy và học tập văn học Nhật Bản ở Việt Nam . Từ đó, tăng cườngtình hữu nghị giữa hai nước Việt – Nhật trong bối cảnh giao lưu, hợp tác,cùng phát triển hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắncủa nhà văn Nam Cao M (Việt Nam) trong so sánh với nghệ thuật tự sự trongtruyện ngắn của văn hào Nhật Bản – Akutagawa. Qua đó, tác giả luận vănmuốn làm rõ những nét tương đồng và dị biệt cũng như sự đóng góp về mặtnghệ thuật của hai nhà văn trong thể loại truyện ngắn ở hai quốc gia châu Á. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Với mục đích trên, luận văn sẽ phân tích các khía cạnh, các bình diện cụthể của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao và Akutagawa để từ đótiến hành so sánh. 3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu văn bản Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng vănbản tác phẩm: Nam Cao – Truyện ngắn chọn lọc của nhà xuất bản Văn họcSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn(2005) và Akutagawa - Tuyển tập truyện ngắn của dịch giả Phong Vũ do nhàxuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2000. 3.2. Giới hạn đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao cũng như củaAkutagawa đặt ra nhiều phương diện cần tìm hiểu như: Nghệ thuật xây dựngnhân vật, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật tổchức không gian – thời gian… Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích so sánhnhững nét tương đồng và dị biệt về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của hainhà văn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự trên hai phươngdiện là: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật. 4. Lịch sử vấn đề 4.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao và so sánh Nam Cao với các tác giảvăn học nước ngoài 4.1.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao Nam Cao là một tài năn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: