Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng (Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.48 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 103,000 VND Tải xuống file đầy đủ (103 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là nhằm đánh giá hiện trạng quần thể Vọoc gáy trắng và đề xuất giải pháp khả thi bảo tồn loài có hiệu quả tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng (Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng (Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”, là của bản thân tôi. Các kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 18 tháng 06 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn LinhPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng (Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS.Trần Minh Đức, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, Đội Kiểm lâm CĐ & PCCCR số 2, Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa, phòng thống kê huyện Tuyên Hóa, UBND xã Thạch Hóa, Đồng Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian, cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài. Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 18 tháng 06 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn LinhPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Quảng Bình là nơi còn tập trung nhiều nhất loài Vọoc gáy trắng ở Việt Nam Ngoài Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được ghi nhận thì hiện nay tại Quảng Bình mới phát hiện thêm quần thể Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa. Việc phát hiện ra vùng phân bố mới của quần thể Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bảo tồn các loài thú Linh trưởng nguy cấp của Việt Nam và Thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tại khu vực mới phát hiện Vọoc gáy trắng đã, đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: săn bắn, khai thác củi, khai thác đá, thu hẹp sinh cảnh,… tại các vùng phân bố sinh thái của loài Vọoc. Với những giá trị và nhu cầu cấp bách về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu cũng như các mối đe dọa nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Vọoc gáy trắng (Trachypithcus hatinhensis Dao, 1970) tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp kế thừa số liệu, phương pháp phỏng vấn có sự tham gia, phương pháp điều tra theo tuyến, phương pháp xử lý số liệu xử lý số liệu. Thông qua luận văn đã đánh giá được công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu; tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Luận văn đã làm rõ đặc điểm cấu trúc, sinh thái, hình thái của loài Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa. Qua điều tra đã quan sát được 10 đàn Vọoc với số lượng 86 cá thể, trong đó có 17 cá thể non. Số lượng cá thể trong đàn khoảng từ 5-12 con, Ước tính tổng số lượng khoảng 115 cá thể Vọoc hiện đang sinh sống tại khu vực nghiên cứu, cụ thể: Khu vực Cây Gạo quan sát được 8 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Cửa Hung quan sát được 05 cá thể Vọoc; Khu vực Giàn Vượn quan sát được 11 cá thể trong đó có 03 con non. Khu vực Khe nước Lạnh quan sát được 8 cá thể trong đó có 01 con non; Khu vực Hung Trù quan sát được 12 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Khe Đá quan sát được 9 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Hung Sú quan sát được 11 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Hung Chơng quan sát được 8 cá thể trong đó có 02 con non; Khu vực Miếu Tam Quan quan sát được 5 cá thể trong đó có 01 con non; Khu vực Trung Đoàn 18 quan sát được 9 cá thể trong đó có 02 con non. Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp (Giải pháp quản lý bảo tồn, giải pháp tuyên truyền giáo dục môi trường, giải pháp pha ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: