Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.54 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 113,000 VND Tải xuống file đầy đủ (113 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp và kỹ thuật tác động để nâng cao hiệu quả, chất lượng cây Bời lời đỏ trong các mô hình từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đưa ra các khuyến cáo về phát triển cây Bời lời đỏ tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả Nguyễn Trường ThiệnPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Phòng đạo tạo sau đại học Trường Đại Học Nông Lâm Huế, được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Tùng Đức tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”. Để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ở Trường Đại học Nông lâm Huế. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn T.S. Ngô Tùng Đức đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Cảm ơn Ban lãnh đạo huyện Phước Sơn, cán bộ Hạt Kiểm lâm, Ủy Ban Nhân Dân huyện đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu tại địa phương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song với những chủ quan còn mang tính cá nhân đề tài không tránh khỏi những sai xót. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Trường ThiệnPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Cùng với các chủ trương của nhà nước, công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở địa bàn huyện Phước Sơn được chú trọng trong đó được chú không thể thiếu các mô hình rừng trồng cũng như rừng đặc sản. Từ năm 2010 trở lại đây, nhờ được sự đầu tư của nhà nước từ các chương trình, dự án, huyện Phước Sơn đã tổ chức trồng thí điểm và phát triển trồng cây Bời lời đỏ tại các xã vùng trung và vùng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, bước đầu cho kết quả khả quan. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu, đánh giá nào về tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây Bời lời, để có cơ sở đề xuất các biện pháp tác động để nâng hiệu quả kinh tế, cũng như các khuyến cáo về phát triển cây bời lời trên đại bàn huyện. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, đề tài tiến hành “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” nhằm đề xuất các biện pháp kinh tế và kỹ thuật tác động để nâng cao hiệu quả, chất lượng cây Bời lời trong các mô hình từ đó nâng cao thu nhập của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đưa ra các khuyến cáo về phát triển cây Bời Lởi đỏ tại địa phương. Quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được những kết quả sau: - Đánh giá được thực trạng gây trồng và phát triển các mô hình Bời lời đỏ ở khu vực nghiên cứu cho thấy: Diện tích trồng Bời lời đỏ ở huyện ngày càng tiếp tục tăng, ngày càng có nhiều xã tham gia các chương trình dự án trồng Bời lời đỏ, những hộ còn lại tự đầu tư xây dựng các mô hình theo hướng dẫn của các cán bộ khuyên nông địa bàn. Toàn huyện có 9 xã trồng Bời lời đỏ với tổng diện tích 249 ha năm 2015. - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của Bời lời đỏ từ tuổi 1 đến tuổi 5: Cho thấy tình hình sinh trưởng của loài cây này trên địa bàn huyện trong các năm qua đều diễn biến tốt về các chỉ tiêu như: Đường kính gốc tăng từ 1,08 cm đến 16,45 cm, đường kính ngang ngực đạt 12,63 cm với chiều cao vút ngọn 10,07 m, bề dày vỏ ở tuổi 5 đạt 1,1 cm. Đặc biệt Bời lời đỏ là loài cây tái sinh chồi m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: