Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 118      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.82 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là phân tích được những ảnh hưởng của đô thị hóa đến sinh kế của người dân bị mất đất sản xuất trên địa bàn huyện Trảng Bom, làm cơ sở đề đề ra các giải pháp sử dụng đất hiệu quả, và góp phần nâng cao sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đồng Văn PhiPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn với tên đề tài: “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy, cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình tôi học tập, rèn luyện tại trường và cũng như thời gian thực hiện đề tài luận văn. Xin gửi tới quý thầy, cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, là người hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ dạy và đóng góp những ý kiến quý báu, để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Uỷ ban nhân dân huyện Trảng Bom, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho đề tài. Chúc các cô, chú, anh chị dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, những người thân và bạn bè đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, tháng 02 năm 2018 Học viên thực hiện Đồng Văn PhiPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Trảng Bom được xác định là một trong những huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, có sức thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp với tốc độ cao. Hiện nay trên địa bàn Huyện có 4 khu công nghiệp tập trung đã đi vào hoạt động và các khu công nghiệp đang trong giai đoạn triển khai; ngoài ra huyện còn quy hoạch 2 cụm công nghiệp địa phương, đang hoàn thành quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng để đa dạng hóa đầu tư, thu hút các dự án có nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, nhằm phát huy có hiệu quả các tiềm năng kinh tế trên địa bàn. Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Trảng Bom, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đến ngày 31/12/2016 là: 32.541,2 ha, được chia ra: đất nông nghiệp có 25.747,9 ha chiếm 79,12%, đất phi nông nghiệp 6.793,3 ha, chiếm 20,88% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Nhìn chung, biến động đất đai trên địa bàn huyện phù hợp với xu thế sử dụng đất tại địa phương, trong đó: Đất nông nghiệp giảm chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy do chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng. Quá trình đô thị hóa tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và giảm nông nghiệp. Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị và đất ở làm nhiều hộ dân không còn đất để canh tác. Đô thị hoá làm thay đổi cơ sở hạ tầng của huyện theo chiều hướng tích cực, khả năng tiếp cận với điều kiện sống cơ bản hộ đã khá đảm bảo (chiếm tỷ lệ 70%).Tuy nhiên, khi mất đất các lao động có tuổi trung bình cao, trình độ thấp không có cơ hội tìm việc làm ổn định. Ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội là vấn đề đáng lo ngại. Việc sử dụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: