Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Định

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 938.87 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 98,000 VND Tải xuống file đầy đủ (98 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Định" với mong muốn phân tích và đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng của người dân, phân tích sự phụ thuộc của người dân tộc thiểu số vào tài nguyên rừng, để có một cái nhìn đúng đắn hơn về các giá trị mà tài nguyên rừng mang lại. Những kết quả thu được góp thêm tư liệu giúp các nhà chuyên môn, các nhà chức trách có những cơ sở cần thiết trong tiến trình nghiên cứu và thiết kế các hệ thống quản lý nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Định i LỜI CAM ĐOAN Nội dung của đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Định do chính tác giả nghiên cứu. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là kết quả của một quá trình học tập, lao động tích cực, trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày … tháng … năm 2016 Tác giả Nguyễn Thành LongPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Huế. Luận văn thạc sĩ được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của quý thầy, cô Trường Đại học Nông Lâm Huế. Tác giả xin chân thành biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng đến: Xin cảm ơn Nhà trường, Phòng sau đại học, các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp và các phòng ban có liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập cũng như triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Trần Nam Thắng, người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Thừa Thiên Huế, tháng 01 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thành LongPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Định với mong muốn phân tích và đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng của người dân, phân tích sự phụ thuộc của người dân tộc thiểu số vào tài nguyên rừng, để có một cái nhìn đúng đắn hơn về các giá trị mà tài nguyên rừng mang lại. Những kết quả thu được góp thêm tư liệu giúp các nhà chuyên môn, các nhà chức trách có những cơ sở cần thiết trong tiến trình nghiên cứu và thiết kế các hệ thống quản lý nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững. Dùng phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp theo định hướng, có sẵn; sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia (PAR) và (PRA) để thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin là phương pháp luận xuyên suốt đề tài. Những kết quả chính của đề tài: Diện tích đất lâm nghiệp 383.580,43 ha; đã giao cho tổ chức, cá nhân 313.278,24 ha; tỷ lệ diện tích rừng giao cho tổ chức chiếm khoảng 82% trong khi đó diện tích rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình, cá nhân chưa thực hiện được. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng là 108.801,2 ha đạt 62%; diện tích rừng giao khoán trung bình 14,7 ha/hộ. Không có sự khác biệt hoặc ưu tiên nào của việc nhận khoán bảo vệ rừng giữa các nhóm dân tộc và giữa các nhóm kinh tế hộ. Thu nhập từ rừng của các hộ dân gồm 3 thành phần: Thu nhập bằng tiền mặt từ khoán bảo vệ rừng, thu nhập từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở trong rừng và thu nhập từ các sản phẩm cây trồng trên đất rừng. Phần đóng góp của thu nhập từ rừng so với tổng thu là trên 45,8%. Do vậy có thể nhìn nhận, đời sống người dân có sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng. N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: