Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.59 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và luận cứ khoa học cho công tác quản lý và bảo tồn các cá thể và quần thể cây cổ thụ trên địa bàn hai quận phía Đông thành phố Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là đề tài do chính bản thân tôi thực hiện. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích là trung thực, khách quan chưa từng được công bố. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã công bố của người khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị LanPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một công việc hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường, giúp học viên tiếp cận với thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, bước đầu tập làm quen với công việc mà học viên sẽ làm sau khi ra trường. Để thực hiện đề tài theo chương trình đào tạo cao học ngành Lâm học, được sự đồng ý của nhà trường và thầy giáo hướng dẫn, bản thân tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”. Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân mình, đề tài còn được sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy giáo, cô giáo, các bạn học viên, các cấp, các ban ngành liên quan cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông Lâm Huế, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng và đặc biệt là thầy giáo TS. Trần Minh Đức, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các bạn đồng nghiệp, của các cơ quan, chính quyền địa phương đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo, các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để bản thân tôi có thể hoàn thiện hơn trong nghiên cứu khoa học và có nhiều kinh nghiệm hơn trên con đường tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn! Huế, 29 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị LanPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc đô thị, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa khí hâu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề về môi sinh. Đà Nẵng là một thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng, cộng với những biến động của thời gian như chiến tranh, thiên tai, dịch hại và nhận thức con người trong bối cảnh kinh tế thị trường đã làm cho số lượng cây cổ thụ tại đây ngày càng suy giảm và có nguy cơ vắng bóng hoàn toàn nếu không có giải pháp quản lý bảo tồn hợp lý. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cây cổ thụ trong hệ thống cây xanh đô thị tại hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”. Với mục đích: Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và luận cứ khoa học cho công tác quản lý và bảo tồn các cá thể và quần thể cây cổ thụ trên địa bàn hai quận phía Đông thành phố Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dự kiến sẽ vận dụng các hướng tiếp cận: Tiếp cận thông quan tham khảo và kế thừa có chọn lọc trên cơ sở phúc tra, kiểm chứng tại địa bàn nghiên cứu; Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận bằng cách lồng ghép: phối hợp giữa hoạt động nghiên cứu với hoạt động thường xuyên của đơn vị công tác; Tiếp cận bằng phương pháp chuyên gia. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp điều tra trên hiện trường; phương pháp phân tích, xử lý số liệu (Sử dụng tài liệu chuyên môn để phân loại đối tượng nghiên cứu, ma trận và tiêu chí đánh giá để bình chọn đối tượng ưu tiên và nhân tố chủ yếu. Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích các bên liên quan trong quản lý và bảo tồn cây cổ thụ. Phương pháp SWOT để phân tích các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, chăm sóc bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị và cây cổ thụ, cây di sản trên địa bàn) Kết quả chính của đề tài: Đánh giá thực trạng và năng lực quản lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Đà nẵng. Điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh cổ thụ trên địa bàn hai quận Ngũ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: