Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn tỉnh Bình Định

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm sinh trưởng trong mối liên hệ với khả năng hấp thụ carbon của rừng Keo lai trồng phòng hộ tại công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng phát triển loài cây này cũng như góp phần thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng tại công ty.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn tỉnh Bình Định ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỒ MINH VŨ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRỒNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm Học HUẾ - 2015PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỒ MINH VŨ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRỒNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm Học Mã số: 60.62.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ TÙNG ĐỨC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN PGS.TS ĐẶNG THÁI DƯƠNG HUẾ - 2015PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Hồ Minh VũPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii LỜI CẢM ƠN Để đạt được kết quả ngày hôm nay và có thể hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của TS. Ngô Tùng Đức đã tận tình hướng dẫn, các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Huế, phòng đào tạo sau đai học, tập thể Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người giảng dạy tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường. Xin chân thành cảm ơn thầy TS. Ngô Tùng Đức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy nhơn, tỉnh Bình Định. Các cô chú, anh chị công nhân viên đã cung cấp những thông tin cần thiết và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và tập thể lớp LN20A đã giúp đỡ và bên cạnh tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận, những kỉ niệm về các bạn có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên. Trong quá trình thực hiện khóa luận do thời gian hạn chế và trình độ chuyên môn chưa cao nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý và nhận xét của quý thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Hồ Minh VũPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iv TÓM TẮT Để thực hiện việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng, khả năng hấp thụ carbon của rừng Keo lai trồng phòng hộ tại công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng phát triển loài cây này cũng như góp phần thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng tại công ty. Đề tài thu thập số liệu thứ cấp như tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các hồ sơ liên quan đến rừng trồng keo lai được thu thập từ tài liệu, báo cáo… thông qua các phòng ban công ty và tiến hành thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu bằng các ô tiêu chuẩn 500 m2 (20 x 25m) tiến hành đo D1.3, Hvn , ô tiêu chuẩn được lựa chọn đại diện cho các điều kiện lập địa, tuổi rừng, một tuổi lập 3 ô, Sinh khối cây tiêu chuẩn được xác định cho các bộ phận gồm thân, cành, lá và xác định sinh khối tươi riêng từng bộ phận thân, cành, lá và tiến hành cân trọng lượng tươi từng bộ phận ngay ngoài thực địa. Sau khi xác định được trọng lượng tươi, tiến hành lấy mẫu từng bộ phận tươi đem về phòng thí nghiệm để sấy khô và tính sinh khối khô. Sử dụng công thức tính carbon thông qua việc sử dụng hệ số mặc định của IPCC (IPCC 2003) theo đó trữ lượng carbon được tính bằng ½ sinh khối khô. Từ kết quả sinh khối khô và kết quả hàm lượng Cacbon của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: