Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Đặc tính của Higgs mang điện trong mô hình siêu đối xứng tiết kiệm 3-3-1 với số hạng B/μ

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.34 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 56,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là giới thiệu mô hình siêu đối xứng tiết kiệm 3-3-1 với số hạng B/μ; tìm khối lượng Higgs mang điện trong mô hình siêu đối xứng tiếtkiệm 3-3-1 với số hạng B/μ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Đặc tính của Higgs mang điện trong mô hình siêu đối xứng tiết kiệm 3-3-1 với số hạng B/μ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Vũ Thị TháiĐẶC TÍNH CỦA HIGGS MANG ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH SIÊU ĐỐI XỨNG TIẾT KIỆM 331 với số hạng B/µ Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán Mã số: 60 44 01 03 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Huy Thảo LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Hà Nội - 2017Lời cảm ơn Luận văn này được hoàn thành tại trường ĐHSP Hà Nội II, dưới sựhướng dẫn của TS. Nguyễn Huy Thảo. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâusắc đến TS. Nguyễn Huy Thảo, người thầy đã tận tình truyền dạy,hướng dẫn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Vật lý lý thuyết,khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, giúp đỡchia sẻ các tài liệu bổ ích và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tôt luậnvăn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạnlớp cao học đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu của mình. Tôi rất biết ơn gia đình, người thân, bạn bè và các đồng nghiệp luônđộng viên và chia sẻ khó khăn cùng tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu. Hà Nội, tháng 9 năm 2017 Học viên Vũ Thị TháiLời cam đoan Tôi xin đảm bảo số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không trùng lặp với các luận văn khác. Cụ thể, chươngmột và chương hai là phần tổng quan giới thiệu những vấn đề cơ sở cóliên quan đến luận văn. Chương ba tôi đã sử dụng kết quả tính toán màtôi đã thực hiện cùng với thầy hướng dẫn TS. Nguyến Huy Thảo. Cuối cùng tôi xin khẳng định các kết quả có trong luận văn:Đặc tínhcủa Higgs mang điện trong mô hình siêu đối xứng tiết kiệm 3-3-1, với sốhạng B/µ là kết quả mới không trùng lặp với các kết quả của các luậnvăn và công trình đã có. Hà Nội, tháng 9 năm 2017 Học viên Vũ Thị TháiMục lụcLời cảm ơnLời cam đoanCác kí hiệu chungMở đầu 11 Mô hình chuẩn và mô hình tiết kiệm 3-3-1 5 1.1 Giới thiệu về mô hình chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.1.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.1.2 Những thành công và hạn chế của mô hình chuẩn 8 1.2 Mô hình tiết kiệm 3-3-1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 1.3 Lý Thuyết siêu đối xứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.3.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.3.2 Đại số Poincare và các spinor . . . . . . . . . . . 14 1.3.3 Siêu không gian và siêu trường . . . . . . . . . . 17 1.3.4 Một số qui tắc xây dựng Lagrangian siêu đối xứng 23 1.3.5 Phân loại các đóng góp vào Lagrangian SUSY. . . 282 Higgs mang điện trong mô hình siêu đối xứng tiết kiệm 3-3-1 với số hạng B/µ 31 2.1 Mô hình siêu đối xứng tiết kiệm 3-3-1 với số hạng B/µ . 31 2.2 Thế vô hướng của Higgs và phần Higgs . . . . . . . . . . 343 Khối lượng của Higgs mang điện đơn trong mô hình siêu đối xứng tiết kiệm 3-3-1, với số hạng B/µ 38 3.1 Phần Higgs mang điện đơn . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 3.2 Khối lượng của các Higgs mang điện . . . . . . . . . . . 42Kết luận 47Tài liệu tham khảo 48Các kí hiệu chung Trong luận văn này tôi sử dụng các kí hiệu sau: Tên Kí hiệu Mô hình chuẩn SM Mô hình siêu đối xứng (nói chung) SUSY Mô hình 3-3-1 tiết kiệm E331 Mô hình siêu đối xứng tối thiểu MSSM Mô hình 3-3-1 tiết kiệm siêu đối xứng SUSYE331 Mô hình siêu đối xứng tối thiểu rút gọn 3-3-1 SUSYRM331 Đối xứng chẵn lẻ và liên hợp điện tích CP Máy gia tốc năng lượng cao LHC Vi phạm số lepton thế hệ LFV 1Mở đầu1. Lý do chọn đề tài Chúng ta biết rằng việc nghiên cứu sự tương tác của các hạt cơ bảncó tồn tại 4 loại tương tác: Tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tácđiện từ và tương tác hấp dẫn. Tương tác mạnh gắn kết quark trong hạt nhân nguyên tử và làm chovật chất vững bền. Tương tác điện từ diễn tả electron tương tác vớiproton trong hạt nhân nguyên tử để tạo nên nguyên tử và phân tử củacác hóa chất trong bảng tuần hoàn Mendeleef cũng như các tế bào vàgen sinh vật. Tương tác yếu chi phối toàn diện sự vận hành của neutrino, làm chomột số hạt nhân nguyên tử phân rã và phát tán neutrino. Ba tươngtácphi hấp dẫn: mạnh, yếu, điện từ đã được mô tả thống nhất trongmột lý thuyết tái chuẩn hóa được, việc giải thích các loại tương tácnày đã được xây dựng lí thuyết thống nhất tương tác là nội dung chínhcủa nghiên cứu vật lí hạt cơ bản. Hai tương tác cơ bản điện từ và hạtnhân yếu tuy có cường độ tương tác hiệu dụng quá khác biệt nhưng vìnhận thấy chúng có nhiều đặc tính chung nên S.Glashow, A.Salam vàS.Weiberg đã kết hợp tương tác điện từ và tương tác hạt nhân yếu trong 2một lý thuyết duy nhất mà Salam đặt tên là điện-yếu (electroweak), kếthợp với lý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: