Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 138      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.94 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá được hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Trần Thanh PhongPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của các Thầy, Cô giáo đến nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao học và làm luận văn này. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Dương Viết Tình là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường, Phòng Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Nông lâm Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn Tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND thị xã Ninh Hòa, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa, Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, Chi Cục Thống kê thị xã Ninh Hòa, UBND xã Ninh Quang, UBND xã Ninh Phụng, UBND phường Ninh Giang các Phòng, Ban có liên quan và các cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn. Xin trân trọng cảm ơn./. Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Trần Thanh PhongPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Ninh Hòa là nơi có truyền thống và lợi thế về sản xuất nông nghiệp, là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhiều loại hình và kiểu hình sử dụng đất, hệ thống cây trồng của thị xã rất phong phú và đa dạng. Bằng phương pháp điều tra thực địa, phỏng vấn hộ và tham vấn chuyên gia, đề tài đã thu được kết quả như sau: - Thị xã Ninh Hòa có 3 tiểu vùng sinh thái với các LUT chính và kiểu sử dụng đất cho các tiểu vùng, như sau: Tiểu vùng 1: Có 5 LUT chính, với 18 kiểu sử dụng đất sau: Chuyên lúa, với 1 kiểu sử dụng đất; 2 lúa – 1 màu, với 4 kiểu sử dụng đất; 1 lúa – 2 màu, với 4 kiểu sử dụng đất. Chuyên màu, với 6 kiểu sử dụng đất; Cây lâu năm; cây hàng năm, với 3 kiểu sử dụng đất. Tiểu vùng 2: Có 4 LUT chính, với 18 kiểu sử dụng đất sau: Chuyên lúa, với 1 kiểu sử dụng đất; 2 lúa – 1 màu, với 5 kiểu sử dụng đất; 1 lúa – 2 màu, với 6 kiểu sử dụng đất; Chuyên màu, với 6 kiểu sử dụng đất. Tiểu vùng 3: Có 4 LUT chính, với 15 kiểu sử dụng đất sau: Chuyên lúa, với 1 kiểu sử dụng đất; 2 lúa – 1 màu, với 3 kiểu sử dụng đất; 1 lúa – 2 màu, với 5 kiểu sử dụng đất; Chuyên màu, với 6 kiểu sử dụng đất. - Về hiệu quả sử dụng đất: Tiểu vùng 1: Là vùng có điều kiện về khí hậu, đất đai, cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi kém thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp nhưng ưu thế cho việc phát triển LUT trồng cây lâu năm và cây hàng năm với các loại cây trồng keo lai, mía, mì. Tiểu vùng 2: Là vùng có điều kiện về khí hậu, đất đai, cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi rất thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp.các cây trồng chủ đạo, có giá trị hàng hóa cao là các cây ớt, khổ qua, dưa leo, đậu xanh, dưa hấu, ngô. Tiểu vùng 3: Là vùng có điều kiện về khí hậu, đất đai, cơ sở giao thông, thủy lợi ít thuận lợi hơn vùng 2 nhưng thuận lợi hơn vùng 1, tuy nhiên nên duy trì diện tích trồng lúa nhất định để đảm bảo vấn đề an toàn lương thực. - Đề xuất các LUT và kiểu sử dụng đất cho 3 tiểu vùng: Tiểu vùng 1: LUT 1 (Chuyên lúa): Giữ nguyên diện tích đất này sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực; LUT 2 (2 lúa – 1 màu): Chọn Lúa xuân – Đậu xanh – Lúa mùa và Đậu xanh – Lúa hè thu – Lúa mùa để phát triển vì cho hiệu quả kinh tếPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iv cao; LUT 3 (1 lúa – 2 màu): Chọn Đậu xanh – Khổ qua – Lúa mùa và Lúa xuân – Dưa leo – Ngô, vì có hiệu quả cao; LUT 4 (Chuyên màu) cho sản xuất hàng hóa; Tại LUT 5: Cây keo lai, mía, mì cho giá trị kinh tế cao và bảo vệ đất, nước tốt. Tiểu vùng 2: LUT 2 (2 lúa – 1 màu): Chọn các kiểu hình sử dụng đất Lúa xuân – Khổ qua – Lúa mùa và Lúa xuân – Dưa leo – Lúa mùa, để phát triển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: