Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.03 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 97,000 VND Tải xuống file đầy đủ (97 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới lên từng biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam bao gồm tỉ lệ lạm phát, giá trị sản lượng công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa, cung tiền và giá xăng dầu trong nước. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  SỲ SUY MỸẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦUTHẾ GIỚI ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 1 GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dầu là một trong những nhiên liệu đầu vào quan trọng nhất trong quá trình sảnxuất của một nền kinh tế hiện đại, 50% dầu mỏ dùng để sản xuất năng lượng điện và lànhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông để vận chuyển hàng hóa ra thị trường;50% còn lại dùng cho hóa dầu để sản xuất các chất dẻo, dung môi, phân bón, nhựađường, thuốc trừ sâu và nhiều sản phẩm khác. Tùy theo nguồn tính toán trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148tỉ thùng (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004của ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và được khai thác ngày càng tăng lêntrong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Theo số liệu năm 2003trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở các nước Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉthùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất,Kuwait và Venezuela. Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả RậpSaudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệutấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từnăm 1991 khi sản lượng xuất khẩu được vài ba triệu tấn, sản lượng dầu thô khai thác vàxuất khẩu cao nhất cũng vào năm 2003 đạt khoảng 20 triệu tấn/năm và giảm dần đếnnăm 2011 xuất khẩu còn 8,2 triệu tấn/năm. Trong khi đó nhập khẩu xăng dầu của ViệtNam năm 2011 là 10,65 triệu tấn. Do tầm quan trọng của dầu mà biến động giá dầu có thể ảnh hưởng đến hoạtđộng của nền kinh tế. Việc giá dầu tăng khiến cho tổng sản lượng tạm thời giảm, vì cácnhà đầu tư trì hoãn kinh doanh do gia tăng sự không chắc chắn về giá dầu (Guo vàKliesen, 2005). Giá dầu tăng cao dẫn đến giá cả các hàng hóa khác tăng theo gây ratình trạng lạm phát. Để kiềm chế lạm phát ngân hàng trung ương buộc phải hi sinh tăngtrưởng kinh tế, đầu tư thay vào đó áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt. Giá dầu 2tăng còn làm cho sản lượng sản xuất giảm do đó xuất khẩu giảm ảnh hưởng đến cáncân thương mại của quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu trước đây liên quan đến những cú sốc hoặc bất ổn củagiá dầu lên hoạt động kinh tế đều được thực hiện tại các nước có nền kinh tế phát triểnđặc biệt là Mỹ. Những nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của biến động giá dầutrong bối cảnh kinh tế của các nước đang phát triển rất ít. Điều này một phần là dothiếu các dữ liệu đáng tin cậy và một phần do sự ít phụ thuộc vào dầu mỏ trong lịch sửcủa các nước đang phát triển. Tuy nhiên, từ khi nhu cầu về năng lượng của các quốcgia này ngày càng tăng lên, những cuộc nghiên cứu các ảnh hưởng của biến động giádầu lên nền kinh tế tại các nước như Maylaysia, Thái Lan, Indonesia … cũng đã đượcthực hiện. Tiếp thu thành quả từ các nghiên cứu đó tôi tiến hành nghiên cứu “Ảnhhưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam” Sở dĩ tôi thực hiện nghiên cứu này vì vai trò của dầu mỏ đối với nền kinh tế ViệtNam không chỉ thể hiện ở các ứng dụng. Dầu mỏ và các sản phẩm chế từ dầu mỏ đãđưa kinh tế Việt Nam vượt qua thời kỳ nông nghiệp lạc hậu trở thành nước đang pháttriển với tốc độ tăng trung bình trên 7.3%/năm, dầu thô xuất khẩu đóng góp 26%-30%vào ngân sách nhà nước, 18%-22% vào GDP, xuất khẩu dầu thô chiếm bình quânkhoảng 16% tổng giá trị xuất khẩu mỗi năm. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu dầuthô nhưng phần lớn lượng xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước hiệnnay đều phải nhập khẩu, trong tương lai vẫn phải nhập khẩu. Do đó giá cả trong nướcchịu ảnh hưởng rất lớn của biến động giá trên thị trường thế giới. Và vai trò của dầumỏ càng trở nên quan trọng hơn nữa trước định hướng trở thành nước công nghiệp vàonăm 2020 của Việt Nam. Vì vậy một sự biến động trong giá dầu thế giới sẽ ảnh đếnnền kinh tế Vĩ mô Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết này nhằm phân tích ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới lên từngbiến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam bao gồm tỉ lệ lạm phát, giá trị sản lượng công 3nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa, cung tiền và giá xăng dầu trong nước, dựa vào kếtquả nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi đặt ra: Thứ nhất, giá dầu thô thế giới có phải là nguyên nhân tác động đến các biến trêntrong ngắn hạn hay không? và liệu các b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: