Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 772.30 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp Tỉnh Đồng Nai thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỒNG THỊ HẠNHPHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỒNG THỊ HẠNHPHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯƠNG TUẤN BIỂU HÀ NỘI - 2014 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Khoa học - công nghệ KH - CN Khoa học - kỹ thuật KH - KT Kinh tế - xã hội KT - XH Lực lượng sản xuất LLSX Quan hệ sản xuất QHSX Quốc phòng - an ninh QP - AN Xã hội chủ nghĩa XHCN Kinh tế nông nghiệp KTNN Giá trị sản xuất GTSX Hợp tác xã HTX MỤC LỤC TrangMỞ ĐẦU 3Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 11 1.1. Kinh tế nông nghiệp và vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp 11 1.2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. 22Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 29 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 29 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai những năm qua 32Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 56 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong những năm tới 56 3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai thời gian tới 63KẾT LUẬN 83DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85PHỤ LỤC 88 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nông nghiệp là một trong haingành sản xuất vật chất cơ bản, có vai trò quan trọng hàng đầu của mọi thờiđại. Nông nghiệp - hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâmnghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thựcphẩm để duy trì sự tồn tại của con người và sự phát triển của xã hội loài người;cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là thị trường rộng lớn củacác ngành công nghiệp, dịch vụ; tạo môi trường sinh thái trong lành, bền vữngvà góp phần quan trọng trong tăng cường tiềm lực QP - AN của đất nước.Trong mối quan hệ với công nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp là tiền đềcủa phân công lao động xã hội. C.Mác cho rằng: Trong lịch sử, chỉ đến khinông nghiệp cung cấp “đủ” lương thực cho con người thì nền sản xuất xã hộimới phân chia thành ngành nông nghiệp và công nghiệp. Vì kinh tế nôngnghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên những năm qua Đảng, Nhànước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, coi pháttriển nông nghiệp là nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ chính trị - xã hội có ý nghĩachiến lược lâu dài. Trong công cuộc đổi mới, đã có nhiều chủ trương và giảipháp để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sản xuấthàng hóa. Tuy nhiên, chuyển đổi một nền nông nghiệp tự cấp, tự túc lại vậnhành trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền nông nghiệp hàng hóa vậnhành theo cơ chế thị trường là một quá trình đòi hỏi có sự thay đổi thực sựtrong tư duy và trong hoạt động thực tiễn. Là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam, Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năngvà lợi thế về phát triển kinh tế nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộtỉnh, sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai có sự phát triển mạnh mẽ và đã đạtđược những thành tựu khá toàn diện. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển 4dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinhdoanh mới ra đời và không ngừng phát triển cả về quy mô, hiệu quả. Kết cấuhạ tầng KT - XH nông thôn được tăng cường, bộ mặt nhiều vùng quê thayđổi, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện, hệthống chính trị được củng cố, dân chủ ở cơ sở được phát huy, an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững... Tuy nhiên, những thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thếcủa tỉnh. Sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai vẫn mang nặng tính tự cấp đanxen với sản xuất hàng hóa nhỏ do ruộng đất phân chia manh mún; năng suất,chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa thấp. Các hìnhthức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, khả năng xây dựng, khai thác các điểmkinh tế - kỹ thuật - dịch vụ ở từng huyện, xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầngkỹ thuật, hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế, thị trường nông thôn hạn hẹp,nhiều loại nôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: