Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến máy kéo KUBOTA L1500 thành máy xúc lật

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.64 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 80,000 VND Tải xuống file đầy đủ (81 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này nhằm tạo ra một liên hợp máy xúc lật trên máy kéo hiện có, thay đổi tính năng kỹ thuật của máy kéo từ tạo ra lực kéo sang khả năng xúc – nâng – di chuyển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến máy kéo KUBOTA L1500 thành máy xúc lật ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM MINH TUÂN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CẢI TIẾN HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN MÁY KÉO KUBOTA L 1500 THÀNH MÁY XÚC LẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ HUẾ - 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM MINH TUÂN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CẢI TIẾN HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN MÁY KÉO KUBOTA L 1500 THÀNH MÁY XÚC LẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Mã số: 8.52.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGƯT. TS. ĐINH VƯƠNG HÙNG HUẾ - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Mọi tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn cụ thể. Huế, ngày 25 tháng 7 năm 2018 Học viên thực hiện PHẠM MINH TUÂN ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm,giúp đỡ,hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của quý Thầy, Cô trong khoa Cơ khí Công nghệ và phòng Đào tạo thuộc trường Đại học Nông Lâm Huế. Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến NGƯT.TS. Đinh Vương Hùng, Người thầy đã dành nhiều thời gian công sức, tâm huyết cũng như cung cấp tài liệu khoa học cần thiết để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Huế, ngày 25 tháng 7 năm 2018 Học viên thực hiện PHẠM MINH TUÂN iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tính cấp thiết của đề tài: Thiết bị truyền động thủy lực thường được ứng dụng rộng rãi trong các máy công trình. Điều đó có được là bởi vì so với các dạng truyền động khác, truyền động thủy lực có các ưu điểm: hiệu chỉnh đơn giản vô cấp vận tốc cơ cấu làm việc tịnh tiến – khứ hồi với giới hạn điều chỉnh rộng; có khả năng nhanh chóng đảo chiều với việc hãm (phanh) và khởi động êm dịu; năng lượng riêng lớn; dễ dàng điều khiển tự động hóa và bảo vệ; các thiết bị tự bôi trơn, nâng cao độ tin cậy làm việc; có khả năng chuẩn hóa các phần tử nhiệt. Thiết bị truyền động thủy lực được trang bị trên khoảng 2/3 số máy công trình (máy xây dựng và máy đường bộ). Tỉ lệ ứng dụng thiết bị truyền dẫn thủy lực vẫn không ngừng tăng lên. Việc các máy được trang bị thiết bị truyền dẫn thủy lực được phổ biến rộng rãi đặt ra yêu cầu đào tạo các chuyên gia thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa chữa hệ thống truyền dẫn thủy lực. Nghiên cứu này nhằm tính toán, thiết kế cải tiến một hệ thống truyền dẫn thủy lực của các máy công trình sẵn có nhằm làm tăng khả năng làm việc của liên hợp máy, tăng hiệu suất và thời gian sử dụng. - Để đầu tư một thiết bị mới đòi hỏi một nguồn kinh phí không nhỏ. - Hiện tại nhà trường còn một số thiết bị máy kéo không sử dụng hết. - Do điều kiện địa hình của đơn vị gần đồi núi, cần san gạt và xúc. - Dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường, còn thiếu thiết bị trong quá trình luyện tập cho học sinh và máy không sử dụng kéo trong nông nghiệp nữa. - Máy sau khi cải tiến sẽ phục vụ cho quá trình giảng dạy, thực tập của học sinh - sinh viên được phong phú và đa dạng hơn. Ngoài ra máy còn phục vụ tiếp liệu và dọn dẹp trong quá trình xây dựng và sửa chữa của nhà trường, nhằm giảm bớt sức lao động thủ công trong nhà trường. - Nghiên cứu thiết kế, cải tiến máy kéo KUBOTA L 1500 trở thành máy xúc lật là một đòi hỏi phải tính toán một cách hợp lý kể cả từ kết cấu cho đến kết cấu hiện có của máy cũng như đặc điểm làm việc tự hành mới – khác với tính năng kéo của máy kéo. Vì vậy việc “Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến máy kéo KUBOTA L1500 thành máy xúc lật” là công việc hết sức cấp thiết đối với nhà trường cũng như các đơn vị tương tự. iv Phương pháp nghiên cứu: - Căn cứ vào công suất của động cơ ở thiết bị đang nghiên cứu. - Căn cứ vào áp suất (P) và lưu lượng (Q) của bơm thủy lực đã có sẵn trên máy. - Dựa vào lưu lượng và áp suất làm việc của bơm thủy lực để chọn các phần tử thủy lực. - Tính toán áp suất, lưu lượng của cơ cấu chấp hành dựa vào tải trọng - Tính toán, thiết kế thiết bị công tác của máy dựa vào công suất kích thước thực tế của máy và P, Q của bơm thủy lực trên máy. Nội dung và kết quả nghiên cứu: -Tính toán, thiết kế cải tiến làm cơ sở để chuyển đổi chức năng làm việc trên máy kéo KUBOTA L1500 trở thành máy xúc lật; làm tiền đề cho quá trình cải tiến những hệ thống thủy lực khác tương tự. - Trên cơ sở nguồn động lực máy kéo Kubota L1500 có sẵn, do điều kiện sử dụng của nhà trường cần chuyền đổi khả năng làm việc của máy kéo sang máy xúc lật. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: