Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy bóc vỏ hạt lạc rang năng suất 40 - 60 kg/h

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.25 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 80,000 VND Tải xuống file đầy đủ (82 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tính toán thiết kế chế tạo mẫu máy có kết cấu ổn định, kiểu dáng đẹp và năng suất phù hợp với điều kiện sản xuất lạc của khu vực miền Trung. Chất lượng hạt lạc rang sau khi bóc vỏ lụa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật phù hợp với yêu cầu tiêu thụ của khách hàng cũng như yêu cầu công nghệ của việc chế biến các sản phẩm từ lạc rang. Cụ thể, tỷ lệ bóc sạch đạt trên 95%; tỷ lệ độ dập nát của hạt sau khi bóc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy bóc vỏ hạt lạc rang năng suất 40 - 60 kg/h ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIẢN TƯ HÒA NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ HẠT LẠC RANG NĂNG SUẤT 40 - 60 KG/H LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ HUẾ - 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIẢN TƯ HÒA NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ HẠT LẠC RANG NĂNG SUẤT 40 - 60 KG/H LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Mã số: 8520103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUANG LỊCH HUẾ - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật và Cơ kỹ thuật “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy bóc vỏ hạt lạc rang năng suất 40 - 60 kg/h” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Thầy TS. Nguyễn Quang Lịch – trường Đại học Nông lâm Huế. Đây không phải là bản sao chép của cá nhân hay tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong Luận văn là do bản thân tôi thực hiện và được trích dẫn đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong Luận văn này Huế, ngày tháng năm 2018 HỌC VIÊN Giản Tư Hòa ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu rất nhiều từ nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Quang Lịch. Thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng và chuyên môn cho tôi trong thời gian qua. Cảm ơn quý thầy cô trong khoa Cơ khí – Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm bài đến khi hoàn thành. Cảm ơn Ban Giám Hiệu và quý thầy trong khoa Cơ khí chế tạo, Trường Cao đẳng Cơ Điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày tháng năm 2018 HỌC VIÊN Giản Tư Hòa iii TÓM TẮT Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lạc đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua công nghệ chế biến đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong đó có công nghệ chế biến lạc. Cùng với đó nhiều thiết bị, máy móc dây chuyền công nghệ được nghiên cứu sản xuất phục vụ cho nhu cầu về sản phẩm của thị trường. Theo thống kê của FAO (2017), Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 25, năng suất đứng thứ 31 và sản lượng đứng thứ 14 so với các nước trên thế giới. Ở khu vực Châu Á, diện tích sản xuất và sản lượng lạc của Việt Nam đứng thứ 5, nhưng năng suất bình quân chỉ đứng thứ 17. Tuy nhiên, so với 5 quốc gia có diện tích lạc lớn nhất khu vực (trên 200.000 ha), năng suất lạc hiện nay của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, trên các nước Ấn Độ, Myammar và Inđônêxia. Tính đến cuối năm 2017 cả nước có 195 ngàn ha với sản lượng bình quân 2,31 triệu tấn/ha. Tuy nhiên lượng lạc nhập khẩu có xu thế tăng dần hàng năm đặc biệt là lạc bóc vỏ từ các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc và Sê-nê-gan do nhu cầu chế biến các sản phẩm từ lạc trong nước tăng lên hàng năm nhất là các sản phẩm như dầu ăn, bánh hay các sản phẩm khác có nguyên liệu chính từ lạc. Đã có nhiều nghiên cứu triển khai trong việc thiết kế chế tạo các máy, thiết bị phục vụ chế biến lạc trong đó có máy bóc vỏ lạc rang. Tuy nhiên, đến nay loại máy này vẫn chủ yếu nhập từ các nước mà chưa được chế tạo tại Việt Nam. Do đó tính năng và giá thành máy chưa phù hợp với điều kiện sản xuất nhất là khu vực Trung bộ. Đề tài nghiên cứu, tính toán thiết kế chế tạo mẫu máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang theo nguyên lý khí động với năng suất 40-60kg/h. Kết quả nghiên cứu đã tính toán, thiết kế các bộ phận chính của máy như bộ phận bóc vỏ lụa (buồng bóc, phễu cấp liệu, bộ phận đầu phun), bộ phận truyền động và bộ phận điều khiển. Nghiên cứu đã triển khai thực nghiệm cho các yếu tố như: góc đặt phun, áp suất phun và mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần cho mỗi thông số. Kết quả bước đầu cho thấy với áp suất phun nhỏ hơn 5 bar thì hiệu suất bóc vỏ nhỏ hơn 60% không đạt yêu cầu về thiết kế. Với góc đặt đầu phun tại 450 có hiệu suất bóc vỏ cao hơn so với các góc đặt khác là 300 và 600 và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê p iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: