Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp giảm xóc cho người lái xe tải xích cao su MST 600 khi vận chuyển gỗ

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.66 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm kiểm chứng lý thuyết là công việc rất quan trọng không thể thiếu được trong các công trình nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn tiến hành thí nghiệm dao động của xe tải xích cao su MST 600 trước và sau khi lắp bộ phận đàn hồi có giảm chấn cho ghế ngồi người lái khi di chuyển trên đường lâm nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp giảm xóc cho người lái xe tải xích cao su MST 600 khi vận chuyển gỗBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------------- TÔ QUỐC HUYNGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM XÓC CHO NGƯỜI LÁI XE TẢI XÍCH CAO SU MST 600 KHI VẬN CHUYỂN GỖ LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Hà Nội, 2010BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- TÔ QUỐC HUYNGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM XÓC CHO NGƯỜI LÁI XE TẢI XÍCH CAO SU MST 600 KHI VẬN CHUYỂN GỖ Chuyên ngành: Máy và thiết bị cơ giới hoá nông - lâm nghiệp Mã số: 60 52 14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Nhật Chiêu Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sản xuất lâm nghiệp, khâu vận chuyển gỗ được thực hiện trongđiều kiện cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng cơ giới hóatrong vận chuyển gỗ cần được quan tâm. Trước đây công việc vận chuyển gỗchủ yếu sử dụng những thiết bị tự chế như: Xe công nông, các loại máy kéobánh hơi kéo rơ moóc một trục, hai trục... Những loại xe vận chuyển trên đasố có công suất nhỏ, khả năng kéo bám và ổn định thấp, không phù hợp vớiviệc vận chuyển gỗ trên đường lâm nghiệp ở nước ta. Đã có một số đề tài nghiên cứu tạo ra một số mẫu máy dùng cho việcvận chuyển gỗ trên đất rừng và đường lâm nghiệp, nhưng việc áp dụng vàosản xuất còn hạn chế. Hiện nay, trên thị trường nước ta xuất hiện loại xe tải xích cao su MST600 của Nhật Bản, với những ưu điểm vượt trội như: Kết cấu nhỏ gọn, khảnăng quay vòng tốt, di chuyển linh hoạt, đặc biệt là loại xe này có sức bám vàtính ổn định cao nên có thể di chuyển được trên địa hình đất rừng và đườnglâm nghiệp. Ngoài ra xe MST 600 còn có thùng xe tự đổ được dẫn động bằngthuỷ lực rất thuận tiện cho công tác bốc dỡ, vận chuyển. Tuy nhiên xe tải xíchcao su MST 600 có ghế ngồi của người lái nối cứng với khung xe, nếu sửdụng để chở gỗ trên đường lâm nghiệp với tốc độ lớn hơn sẽ gây ra dao độngmạnh, ảnh hưởng tới chuyển động của xe cũng như sức khoẻ của người điềukhiển. Để sử dụng xe tải xích cao su MST 600 vào vận chuyển gỗ cần cónghiên cứu thiết kế, cải tiến ghế ngồi cho người lái theo hướng lắp thêm bộphận đàn hồi có giảm chấn để giảm xóc. Để giải quyết vấn đề trên tôi thựchiện Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp giảm xóc cho người lái xe tải xích caosu MST 600 khi vận chuyển gỗ” 2 Ý nghĩa khoa học là của đề tài này là xây dựng được mô hình dao độngcủa xe tải xích cao su MST600 trước và sau khi được trang bị bộ phận đàn hồivà giảm chấn cho ghế ngồi. Lập, giải và mô phỏng hệ phương trình vi phândao động của xe trước và sau khi lắp ghế ngồi đã được thiết kế cải tiến, làmcơ sở cho việc chọn các thông số của bộ phận treo của ghế ngồi người lái. Kết quả nghiên cứu của đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cho việc chọn cácthông số của bộ phận đàn hồi, giảm chấn của ghế ngồi người lái. Đồng thời,làm căn cứ cho việc lựa chọn chế độ sử dụng xe hợp lý khi vận chuyển gỗtrên mặt đất rừng và đường lâm nghiệp. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan về thiết bị vận chuyển gỗ trên đường lâm nghiệp1.1.1. Thiết bị vận chuyển gỗ trên đường lâm nghiệp trên thế giới Hiện nay trên thế giới vận chuyển gỗ lâm sản trên đường lâm nghiệpchủ yếu bằng ô tô hoặc máy kéo kéo rơ mooc vì vận chuyển theo hình thứcnày khá cơ động. Trên thế giới ở một số nước đang phát triển và kém phát triển nhưEthiopia, Tanzania, Zimbabwe, Philipine... chủ yếu sử dụng máy kéo nôngnghiệp được lắp đặt thêm rơ moóc, cần bốc, hệ thống tời cáp để vận xuất, bốcdỡ và vận chuyển gỗ trên đường lâm nghiệp. Những năm 1980 - 1995 Thụy Điển là một trong những nước sản xuấtnhiều loại phương tiện bốc dỡ, vận chuyển gỗ, đặc trưng nhất là hãng Volvovới đủ các chủng loại. Ngoài ra còn có hãng Allrouder và Hinght - HFT (Mỹ),hãng Arbro - lift (Canada). Nổi bật và sử dụng hiệu quả nhất trong vận chuyển gỗ cự ly ngắn trênlâm nghiệp đó là máy kéo FMV 350-84 của Thụy Điển [19]. Là máy kéonông nghiệp, hai cầu chủ động kéo theo một rơ móoc có gắn cần bốc thủy lực.Rơ moóc được truyền động thủy lực cả 4 bánh từ hệ thống bơm đặt trên máykéo hoặc rơ moóc. Rơ moóc có thể lái được bằng thủy lực, do vậy khả năngkéo bám của máy rất cao. Các nước phát triển ở châu Âu sử dụng nhiều các máy kéo bánh hơi cótrang bị cần thủy lực bốc gỗ đồng thời vận chuyển cự ly ngắn trên đường lâmnghiệp như máy FMG OSA 280 (của Bồ Đào Nha) . Các máy kéo này có khảnăng kéo bám tốt, tải trọng từ 3-8 tấn/chuyến. 4 Hình 1.1: Máy kéo FMG OSA 280 (Bồ Đào Nha) bốc dỡ vận chuyển gỗ Tại các nước Đông Âu vào thập kỷ 90 sử dụng rất phổ biến các phươngtiện tự bốc dỡ và vận chuyển gỗ cự ly trung bình. Trong đó loại máy kéoFMG 910 LOKOMO của Phần Lan, đây là loại máy kéo vận tải chuyên dùngđể vận chuyển gỗ nhỏ, ngắn với trọng tải 10 tấn, máy có phần thùng xe chứađược gỗ và cần bốc thủy lực, lực kéo khỏe, ổn định và phù hợp cho khai thácchọn. Ngoài ra còn có nhiều hãng máy kéo có rơ moóc chuyên dùng cho vậnchuyển gỗ trên đường lâm nghiệp tại các nước tiên tiến. Ví dụ như:PONSSE.S.15, FISKARS F70 S, F900Z, F1200 (Phần Lan). Tại Châu á như: Myanma, Indonesia, Nhật Bản sử dụng chủ yếu loạiPRAMI-TRAC (Nhật Bản). Tất cả các thiết bị trên có công suất 35 - 145 kwtrọng tải từ 6 - 15 tấn với hệ thống gồm một m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: