Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu máy phun đất cát chữa cháy rừng
Số trang: 87
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.75 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là máy phun đất cát chữa cháy rừng sau khi nghiên cứu phải đạt được yêu cầu: năng suất dập lửa cao, hiệu quả dập lửa lớn, sử dụng chất chữa cháy rừng tại chỗ (đất cát và không khí), thiết bị gọn nhẹ, dễ sử dụng và phù hợp với địa hình dốc nơi không có nguồn nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu máy phun đất cát chữa cháy rừng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------- HOÀNG MINH TUẤN NGHIÊN CỨU MÁY PHUN ĐẤT CÁT CHỮA CHÁY RỪNG Chuyên ngành: Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá Nông – Lâm nghiệp Mã số: 60.52.14 Tóm tắt luận văn thạc sỹ kỹ thuật Hà Nội - 2011 Công trình được hoàn thành tại: KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Tài Phản biện 1: ................................................................................................... ................................................................................................. Phản biện 2: .................................................................................................. .................................................................................................. Phản biện 3: .................................................................................................. .................................................................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sỹ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Vào hồi ........ giờ ...... ngày ..... tháng ..... năm 2011 Có thể tìm luận văn này tại: Thư viện - Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam có khoảng 12,8 triệu ha rừng, trong đó rừng chủ yếu tập trung ở những nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao, hàng năm tài nguyên rừng cung cấp một khối lượng lâm đặc sản cho các ngành kinh tế xã hội, tài nguyên rừng còn giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, song tài nguyên rừng của nước ta có nguy cơ bị suy giảm, một trong những nguyên nhận là do tình hình cháy rừng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê của cục Kiểm lâm trong vòng 10 năm (2000 - 2009) ở Việt Nam đã xảy ra vài nghìn vụ cháy rừng làm thiệt hại hàng trăm nghìn ha rừng. Trung bình mỗi năm bị thiệt hại khoảng 18.000 ha. Không những bị tổn thất về mặt tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người, của cải vật chất và môi trường sinh thái. Đứng trước những hiểm hoạ do cháy rừng gây ra, các nhà khoa học trên thế giới không ngừng nghiên cứu, cải tiến các phương pháp phòng và chữa cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Mỗi loại thiết bị chỉ phù hợp với điều kiện nhất định, nên khi áp dụng các thiết bị chữa cháy rừng của nước ngoài vào điều kiện rừng của Việt Nam chưa phù hợp, do địa hình rừng của Việt Nam có độ dốc lớn, không có nguồn nước, thực bì phức tạp, đường giao thông không thuận lợi. Hiện nay việc chữa cháy rừng ở Việt Nam chủ yếu chữa cháy bằng thủ công (dùng cành cây, cào, cuốc… đập trực tiếp vào đám cháy), nên hiệu quả thấp, nguy hiểm đối với người tham gia chữa cháy, từ đó mà diện tích cháy rừng ngày càng tăng. Một số vườn quốc gia và cơ sở chữa cháy đã trang bị một số thiết bị để chữa cháy rừng, nhưng các thiết bị này không phù hợp với địa hình, điều kiện rừng, điều kiện chất chữa cháy nên hiệu quả chữa cháy rừng không cao. Do đặc điểm của cháy rừng thường là nơi xa nguồn nước, điều kiện vận chuyển nước không thuận lợi, độ dốc lớn, địa hình phức tạp nên các thiết bị chữa cháy lớn như xe ôtô cứu hoả khó có thể áp dụng được. Để tăng hiệu quả cho việc chữa cháy rừng thì cần phải nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra các thiết bị chữa cháy rừng sử dụng tác nhân chữa cháy tại chỗ, thiết bị gọn nhẹ dễ mang vác di dộng trên địa hình dốc, hiệu quả dập lửa lớn, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện địa hình và điều kiện kinh tế ở Việt Nam, để trang bị rộng rãi cho các cơ sở sản xuất Lâm nghiệp, để từ đó toàn dân có thể tham gia vào công tác chữa cháy rừng, góp phần hạn chế diện tích rừng bị cháy. 2 Xuất phát từ những lý do trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu máy phun đất cát chữa cháy rừng . 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ lý do thực hiện đề tài đã nêu, chúng tôi đặt mục tiêu nghiên cứu như sau: Máy phun đất cát chữa cháy rừng sau khi nghiên cứu phải đạt được yêu cầu: năng suất dập lửa cao, hiệu quả dập lửa lớn, sử dụng chất chữa cháy rừng tại chỗ (đất cát và không khí), thiết bị gọn nhẹ, dễ sử dụng và phù hợp với địa hình dốc nơi không có nguồn nước. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu máy phun đất cát chữa cháy rừng là một vấn đề rộng và cần thời gian dài, trong đề tài này chỉ giới hạn các nội dung sau đây: - Thiết bị nghiên cứu: Đề tài không nghiên cứu phần động cơ của máy, mà chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề của hệ thống công tác đó là: lưu lượng và vận tốc của quạt gió, hệ thống cắt đất, hút đất, tỷ lệ giữa khối lượng đất cát với không khí, công suất của động cơ, trọng lượng động cơ và chế độ sử dụng của thiết bị. - Đối tượng chữa cháy: Đề tài không nghiên cứu tất cả các loại thực bì, tất cả các loại độ dốc, tất cả các loại rừng, mà chỉ tập trung nghiên cứu một số loại thực bì có diện tích lớn, thường xuyên xảy ra cháy đó là: thực bì của rừng trồng. - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài không có điều kiện khảo nghiệm nhiều loại thực bì, nhiều loại địa hình, mà chỉ chọn một số địa phương có diện tích rừng trồng lớn, địa hình có thể đặc trưng cho một số tỉnh ở Miền Bắc Việt Nam như: tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, để lấy mẫu thí nghiệm và khảo nghiệm trong điều kiện sản ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu máy phun đất cát chữa cháy rừng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------- HOÀNG MINH TUẤN NGHIÊN CỨU MÁY PHUN ĐẤT CÁT CHỮA CHÁY RỪNG Chuyên ngành: Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá Nông – Lâm nghiệp Mã số: 60.52.14 Tóm tắt luận văn thạc sỹ kỹ thuật Hà Nội - 2011 Công trình được hoàn thành tại: KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Tài Phản biện 1: ................................................................................................... ................................................................................................. Phản biện 2: .................................................................................................. .................................................................................................. Phản biện 3: .................................................................................................. .................................................................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sỹ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Vào hồi ........ giờ ...... ngày ..... tháng ..... năm 2011 Có thể tìm luận văn này tại: Thư viện - Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam có khoảng 12,8 triệu ha rừng, trong đó rừng chủ yếu tập trung ở những nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao, hàng năm tài nguyên rừng cung cấp một khối lượng lâm đặc sản cho các ngành kinh tế xã hội, tài nguyên rừng còn giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, song tài nguyên rừng của nước ta có nguy cơ bị suy giảm, một trong những nguyên nhận là do tình hình cháy rừng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê của cục Kiểm lâm trong vòng 10 năm (2000 - 2009) ở Việt Nam đã xảy ra vài nghìn vụ cháy rừng làm thiệt hại hàng trăm nghìn ha rừng. Trung bình mỗi năm bị thiệt hại khoảng 18.000 ha. Không những bị tổn thất về mặt tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người, của cải vật chất và môi trường sinh thái. Đứng trước những hiểm hoạ do cháy rừng gây ra, các nhà khoa học trên thế giới không ngừng nghiên cứu, cải tiến các phương pháp phòng và chữa cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Mỗi loại thiết bị chỉ phù hợp với điều kiện nhất định, nên khi áp dụng các thiết bị chữa cháy rừng của nước ngoài vào điều kiện rừng của Việt Nam chưa phù hợp, do địa hình rừng của Việt Nam có độ dốc lớn, không có nguồn nước, thực bì phức tạp, đường giao thông không thuận lợi. Hiện nay việc chữa cháy rừng ở Việt Nam chủ yếu chữa cháy bằng thủ công (dùng cành cây, cào, cuốc… đập trực tiếp vào đám cháy), nên hiệu quả thấp, nguy hiểm đối với người tham gia chữa cháy, từ đó mà diện tích cháy rừng ngày càng tăng. Một số vườn quốc gia và cơ sở chữa cháy đã trang bị một số thiết bị để chữa cháy rừng, nhưng các thiết bị này không phù hợp với địa hình, điều kiện rừng, điều kiện chất chữa cháy nên hiệu quả chữa cháy rừng không cao. Do đặc điểm của cháy rừng thường là nơi xa nguồn nước, điều kiện vận chuyển nước không thuận lợi, độ dốc lớn, địa hình phức tạp nên các thiết bị chữa cháy lớn như xe ôtô cứu hoả khó có thể áp dụng được. Để tăng hiệu quả cho việc chữa cháy rừng thì cần phải nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra các thiết bị chữa cháy rừng sử dụng tác nhân chữa cháy tại chỗ, thiết bị gọn nhẹ dễ mang vác di dộng trên địa hình dốc, hiệu quả dập lửa lớn, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện địa hình và điều kiện kinh tế ở Việt Nam, để trang bị rộng rãi cho các cơ sở sản xuất Lâm nghiệp, để từ đó toàn dân có thể tham gia vào công tác chữa cháy rừng, góp phần hạn chế diện tích rừng bị cháy. 2 Xuất phát từ những lý do trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu máy phun đất cát chữa cháy rừng . 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ lý do thực hiện đề tài đã nêu, chúng tôi đặt mục tiêu nghiên cứu như sau: Máy phun đất cát chữa cháy rừng sau khi nghiên cứu phải đạt được yêu cầu: năng suất dập lửa cao, hiệu quả dập lửa lớn, sử dụng chất chữa cháy rừng tại chỗ (đất cát và không khí), thiết bị gọn nhẹ, dễ sử dụng và phù hợp với địa hình dốc nơi không có nguồn nước. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu máy phun đất cát chữa cháy rừng là một vấn đề rộng và cần thời gian dài, trong đề tài này chỉ giới hạn các nội dung sau đây: - Thiết bị nghiên cứu: Đề tài không nghiên cứu phần động cơ của máy, mà chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề của hệ thống công tác đó là: lưu lượng và vận tốc của quạt gió, hệ thống cắt đất, hút đất, tỷ lệ giữa khối lượng đất cát với không khí, công suất của động cơ, trọng lượng động cơ và chế độ sử dụng của thiết bị. - Đối tượng chữa cháy: Đề tài không nghiên cứu tất cả các loại thực bì, tất cả các loại độ dốc, tất cả các loại rừng, mà chỉ tập trung nghiên cứu một số loại thực bì có diện tích lớn, thường xuyên xảy ra cháy đó là: thực bì của rừng trồng. - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài không có điều kiện khảo nghiệm nhiều loại thực bì, nhiều loại địa hình, mà chỉ chọn một số địa phương có diện tích rừng trồng lớn, địa hình có thể đặc trưng cho một số tỉnh ở Miền Bắc Việt Nam như: tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, để lấy mẫu thí nghiệm và khảo nghiệm trong điều kiện sản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Máy phun đất cát chữa cháy rừng Năng suất dập lửa cao Phương pháp phòng cháy chữa cháy Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật máy cơ giớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 357 5 0 -
97 trang 309 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 296 0 0 -
97 trang 269 0 0
-
115 trang 254 0 0
-
155 trang 251 0 0
-
64 trang 239 0 0
-
26 trang 236 0 0
-
70 trang 218 0 0
-
171 trang 210 0 0