Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số cây rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh

Số trang: 138      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.44 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 138,000 VND Tải xuống file đầy đủ (138 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là đánh giá được hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số loài cây rừng ngập mặn (đánh giá 3 loài Đâng, Đưng, Mắm biển), từ đó đề xuất chọn loài và kỹ thuật trồng các loài cây này ở khu vực nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số cây rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 2016 Tác giả Trần Thị HuyềnPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô giáo Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nghiên cứu. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Đặng Thái Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh; UBND xã Thạch Môn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện về tinh thần, vật chất để cho tôi hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Mặc dù nhận được nhiều sự giúp đỡ, bản thân đã cố gắng nỗ lực nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 2016 Tác giả Trần Thị HuyềnPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ có chiều dài bờ biển là 137 km. Khu vực Hà Tĩnh có những cánh rừng ngập mặn đã góp phần bảo vệ cuộc sống và sản xuất cho cư dân sống ven biển. Tuy nhiên, là một khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, chịu sự tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH). Diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh đang bị thu hẹp. Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng, sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số cây rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất cho việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp, có khả năng thích ứng cao với điều kiện lập địa của vùng nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng rừng và hiện trạng quản lý rừng ngập mặn của tỉnh Hà Tĩnh: Tổng diện tích rừng ngập mặn tại tỉnh Hà Tĩnh có diện tích là 752,6 ha, trong đó có 32 ha rừng tự nhiên phòng hộ và 720,6 ha rừng trồng phòng hộ. Trong 8 loài thực vật chính tham gia RNM tỉnh Hà Tĩnh thì loài Bần chua và Đâng là 2 loài có các chỉ tiêu tăng trưởng vượt trội nhất. Đề tài đã mô tả được đặc điểm hình thái và sinh thái của 3 loài cây với một số đặc điểm chủ yếu: Đâng (Rhizophora stylosa) là cây gỗ cao 8-10 m. Đâng là loài cây nằm trong hệ sinh thái rừng ngập ven biển miền Bắc Việt Nam, nơi có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22,2-24ºC; Đưng (Rhizophora stylosa) là cây gỗ cao 20-30 m. Đưng là loài cây nằm trong hệ sinh thái rừng ngập ven biển Nam Bộ, ưa khí hậu nóng ẩm; Mắm biển (Avicennia marina) là cây gỗ cao 10 m. Mắm biển là cây tiên phong ở vùng đất ngập nước, ở vùng bở biển và đầm lầy, nhiệt độ trung bình năm 17-26oC. Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thích ứng và tăng trưởng của 3 loài cây ở giai đoạn 3 tháng sau khi trồng có kết quả như sau: ở vị trí ngập 20-40 m cho tăng trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá tốt nhất; kích thước hố 30x30x30 cm cho tăng trưởng về chiều cao vút ngọn và số lá tốt nhất. Trong đó, loài Đưng có thích ứng cao nhất, cây trồng có tỷ lệ sống và lượng tăng trưởng cao. Sau đó là loài Đâng và loài Mắm biển. Đề tài dựa trên điều tra hiện trạng quản lý và phát triển rừng ngập mặn đã đưa ra được một số giải pháp quản lý rừng ngập mặn: (1) Về tổ chức hệ thống quản lý, (2) Về quy hoạch sử dụng đất, rừng ngập mặn, (3) Về giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp, (4) Về quản lý rừng theo hướng phát triển; Giải pháp phát triển rừng: (1) Về quy hoạch vùng trồng, (2) Về giải pháp gây trồng RNM.PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...................................... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: