Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.65 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là phân tích thực trạng, các phương thức quản lý, bảo vệ và hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng ở khu vực nghiên cứu từ đó xây dựng phương án sử dụng đất lâm nghiệp mang tính khả thi để thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Những số liệu kế thừa đã được chỉ rõ nguồn và được sự cho phép sử dụng của tác giả. Huế, tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Phúc Hưng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Lâm học khóa 22 (2016 - 2018), được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, khoa Lâm nghiệp, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, tôi thực hiện nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo TS. Trần Nam Thắng đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, khoa Lâm nghiệp, phòng Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, Lãnh đạo và cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng Hộ Vân Canh, Hạt Kiểm Lâm huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, UBND xã Canh Hiệp, UBND huyện Vân Canh, các hộ gia đình ở xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, cùng gia đình, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, bản thân mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên trong quá trình thực hiện luận văn sẽ có nhiều điểm chưa thật sự hoàn hảo. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Phúc Hưng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nhằm nghiên cứu về hiện trạng và hiệu quả của hoạt động giao đất giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng ở xã Canh Hiệp, Huyện Vân Canh nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích hiện trạng quản lý bảo vệ, những khó khan cuả người dân địa phương đang gặp phải trong quá trình tham gia quản lý bảo vệ và hưởng lợi từ tài nguyên rừng từ đó xây dựng và đề xuất phương án hỗ trợ phù hợp cho người dân địa phương. Nghiên cứu tập trung vào nhóm đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn, phụ thuộc vào tài nguyên rừng và thiếu đất sản xuất ở khu vực này. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập số liệu cụ thể như: Thu thập tài liệu thứ cấp từ các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương; phỏng vấn người cung cấp thông tin chính, phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn các cơ quan quản lý lâm nghiệp, thảo luận nhóm để thống nhất và kiểm tra chéo thông tin. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn, bất cập trong hoạt động giao đất giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng cũng như thực trạng khó khan của người dân địa phương trong việc hạn chế về tài nguyên đất canh tác cũng như việc ít được tham gia trong quá trình thảo luận, lập kết hoạch, triển khai thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. Đời sống của người dân địa phương ở khu vực còn khá khó khăn và tài nguyên rừng vẫn là nguồn thu rất quan trọng đối với đời sống của người đân địa phương. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý lâm nghiệp và chính quyền địa phương đôi khi còn chưa thật sự kịp thời và hiệu quả. Điều đó dẫn đến những khó khăn, vướng mắc và đôi khi là cả mâu thuẫn giữa người dân địa phương và cơ quan quản lý lâm nghiệp, chính quyền địa phương. Trên cơ sở hiện trạng về quản lý đất lâm nghiệp, sự tham gia và hưởng lợi của người dân từ cơ sở tài nguyên rừng được giao, khoán; những khó khănn trong hoạt động quản lý của người dân địa phương. Đề tài mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp, như: (1) phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống người dân; (2) Giải pháp về mặt xã hội, thực hiện chính sách và sự tham gia của người dân vào toàn bộ tiến trình quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; (3) Giải pháp về lựa chọn hình thức giao khoán bảo vệ rừng phù hợp cho người dân địa phương; (4) Giải pháp hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật phát triển LSNG, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.co ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: