Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam

Số trang: 134      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.34 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài thực hiện với các phương pháp nghiên cứu, điều tra thực tế hiện trạng vùng cát dọc hai bên bờ sông Trường Giang tỉnh Quảng Nam; sự đa dạng loài của thảm thực vật bản địa trên vùng đất cát nội đồng; điều tra về nhận thức, nhu cầu người dân sống trên vùng đất cát; các mô hình rừng trồng hiện có trên vùng đất cát ven biển và cát nội đồng tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, phân tích, định hướng và đề xuất các mô hình, giải pháp phục hồi rừng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam”, thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác tại Việt Nam. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả Trương Bá LâmPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Với kết quả đạt được như ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng tập thể quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp công việc để hỗ trợ tôi trong khi tham gia chương trình học này. Xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam, Văn phòng Đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ tài liệu, bản đồ giúp tôi hoàn thành đề tài này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và nhân viên các Hạt Kiểm lâm Thăng Bình, Núi Thành, đó là nơi tôi nhận được sự giúp đỡ trong quá trình tác nghiệp. Tôi xin cảm ơn tập thể bà con nông dân tại 13 xã thuộc huyện Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu điều tra. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể học viên lớp Cao học Lâm học 20D, khoá 2014 - 2016 đã thường xuyên động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến người thân trong gia đình, đó là những người luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả Trương Bá LâmPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Hiện nay, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người, đặc biệt những người dân sống ven biển, là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề nhất. Để góp phần hạn chế, giảm thiểu hậu quả của BĐKH, tôn tạo cảnh quan vùng đất cát dọc hai bờ sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam, vấn đề phục hồi rừng ven biển cần được chú trọng. Do đó, đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam” của chúng tôi với mong muốn cung cấp các cơ sở khoa học để thực hiện thành công chương trình phục hồi rừng trên vùng đất cát này. Đề tài thực hiện với các phương pháp nghiên cứu, điều tra thực tế hiện trạng vùng cát dọc hai bên bờ sông Trường Giang tỉnh Quảng Nam; sự đa dạng loài của thảm thực vật bản địa trên vùng đất cát nội đồng; điều tra về nhận thức, nhu cầu người dân sống trên vùng đất cát; các mô hình rừng trồng hiện có trên vùng đất cát ven biển và cát nội đồng tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, phân tích, định hướng và đề xuất các mô hình, giải pháp phục hồi rừng ven biển tỉnh Quảng Nam. Qua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: