Danh mục

Luận văn Thạc sĩ: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển - Nguyễn Thị Hạnh

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 576.10 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển - Nguyễn Thị Hạnh có bố cục gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương với nội dung của từng chương như sau: Chương 1 Cơ sở lý luận và khái quát làng tranh dân gian Đông Hồ, chương 2 Tranh dân gian Đông Hồ, chương 3 thực trạng biến đổi và định hướng phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ đến năm 2020. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trong quá trình học và là đề tài nghiên cứu của mình.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển - Nguyễn Thị Hạnh Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh: hiện trạng và hướng phát triển Nguyễn Thị Hạnh Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60 Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Chí Bền Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Khái quát các nét cơ bản nhất về vị trí địa lý, điều kiện dân cư, xã hội, cũng như lịch sử làng nghề, lịch sử nghề tranh và một số nét văn hóa dân gian, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của làng nghề Đông Hồ. Nghiên cứu một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật và quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ ở Việt Nam. Phân tích thực trạng biến đổi và và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng mai một của nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ hiện nay. Keywords. Văn hóa dân gian; Tranh Đồng Hồ; Việt Nam học; Văn hóa Việt NamContent. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh dân gian - di văn hóa quý giá được hình thành qua nhiều thế hệ, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh và cảm thụ mỹ thuật của nhân dân lao động mà còn chứa đựng những nội dung nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách trong cuộc sống đời thường. Tranh dân gian ở miền Bắc có ba dòng chính: tranh điệp Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh thờ Hàng Trống (Hà Nội), tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây cũ), từ bao thế kỷ qua đã góp vào dòng chảy chung của mỹ thuật dân gian Việt Nam, tạo nên một vẻ đẹp không thể thiếu được cho lịch sử văn hóa dân tộc. Làng Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng vùng Kinh Bắc bởi những sắc thái văn hóa rất riêng và độc đáo như thế. Đồng thời, Đông Hồ còn được biết đến bởi đó là một trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn, là làng nghệ thuật dân gian lâu đời. Tranh khắc gỗ Đông Hồ là loại hình nghệ thuật tranh dân gian, xuất hiện khá sớm, theo nguồn cơ sở đáng tin cậy thì ít nhất cũng hơn năm thế kỷ tồn tại. Tranh Đông Hồ đã tồn tại thực sự trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Trong quá trình phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, tranh Đông Hồ chiếm một vị trí đáng kể, là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều họa sỹ và nhà điêu khắc. Mặc dù Đông Hồ nổi tiếng về sản xuất tranh dân gian và làm hàng mã, song từ trước đến nay các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến nghề làm tranh, ít quan tâm 1đến nghề làm mã, hoặc chỉ quan tâm một cách sơ lược, không đặt nó trong bối cảnhchung hay tương quan với nghề tranh. Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứuchuyên sâu về vấn đề này. Hiện nay, nghề làm tranh ở Đông Hồ đang có nguy cơ maimột. Việc khôi phục và duy trì một làng nghề cổ truyền là một vấn đề rất quan trọng,rất cấp thiết, vừa có ý nghĩa bảo tồn các giá trị truyền thống, vừa là mặt hàng xuấtkhẩu quan trọng. Hơn nữa, từ trước đến nay tuy đã có nhiều bài viết về tranh dângian Đông Hồ, song chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên diện rộng và sâu vềlàng Đông Hồ, nhất là từ góc độ văn hóa dân gian với ý nghĩa là một làng nghềtruyền thống với những biến đổi gần đây của một dòng tranh dân gian. Từ những nộidung khách quan đó, chúng tôi chọn đề tài: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã SongHồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển làm luận văntốt nghiệp cao học của mình.2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên và xã hội trong quá trình hình thành và phát triểnlàng nghề tranh dân gian Đông Hồ. Tìm hiểu những đóng góp của nghề làm tranhtrong việc hình thành sắc thái diện mạo văn hóa làng và giá trị văn hóa nghệ thuậtcủa nó trong nền văn hóa hiện đại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu để tìm ra nguồngốc lịch sử làng cũng như các nét đặc trưng trong sinh hoạt, phong tục và hội hè, lễthức ở Đông Hồ. Luận văn chúng tôi cũng đi sâu, tập trung làm rõ thực trạng làng nghề làm tranhhiện nay trước thay đổi của hoàn cảnh. Chúng tôi còn tập trung vào một số định hướng hay những khuyến nghị để bảotồn và phát triển làng Đông Hồ trong giai đoạn hiện nay.2.2 Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ văn hóa và nghệ thuật, làng tranh Đông Hồ sẽ được nghiên cứu vàkhảo sát từ nhiều bình diện khác nhau. Phần làng: Chúng tôi tập trung tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình, lịch sử, dâncư, truyền thống văn hóa, di tích lịch sử, hội hè, phong tục tập quán,…. Phần nghề: Tìm hiểu quá trình phát triển của nghề làm tranh qua các thể loại, đềtài, quy trình kỹ thuật,…Trong đó, luận văn đặc biệt nhấn mạnh về nghề làm tranh,về lịch sử ra đời cũng như giá trị nghệ thuật và nội dung của tranh dân gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: