Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc nghiên cứu chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh nhằm góp phần làm giàu kho tàng lí luận nghệ thuật quân sự Việt Nam (như nghệ thuật nghi binh; nghệ thuật chọn khu vực tác chiến; nghệ thuật hiệp đồng binh chủng; nghệ thuật chọn phương châm tác chiến phù hợp; sử dụng linh hoạt các hình thức tác chiến...); đồng thời, thông qua việc nghiên cứu chiến dịch này để thấy rõ được sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta mà đứng đầu là Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong điều hành cuộc chiến tranh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------ώώώώ---------------------- TRẦN HỮU HUYCHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 – KHE SANH XUÂN – HÈ 1968 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI, NĂM 2008 LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã khai thác và sử dụng kết quảcủa các công trình đã được công bố trong phạm vi cho phép, nhưng không saochép một cách thiếu trung thực. Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi,nhiều kết quả của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác. Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Tác giả luận văn Trần Hữu Huy MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 là một chiến dịchlớn. Đây là lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chúng tasử dụng nhiều binh chủng hợp thành (gồm bộ binh - pháo binh - cao xạ - xetăng - công binh - đặc công - hải quân), tiến công trực tiếp vào tuyến phòngngự vững chắc của địch, chủ yếu là của quân Mỹ ở nam giới tuyến quân sựtạm thời, trực tiếp giao chiến với các đơn vị mạnh của quân Mỹ (Sư đoàn Kỵbinh không vận số 1, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3...). Trải qua gần 6 tháng chiến đấu (từ 20-1-1968 đến 15-7-1968), chiếndịch Đường số 9 - Khe Sanh đã kết thúc thắng lợi, góp phần quan trọng làmphá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ: Đây là đòn nghibinh chiến lược cho cuộc tập kích của ta vào các đô thị trên toàn miền Nam;nơi thu hút và giam chân một lực lượng lớn quân Mỹ; phá vỡ một phần tuyếnphòng ngự vững chắc của địch ở nam giới tuyến quân sự tạm thời, phá tanhàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra (Mc Namara); gây nên sự hoang mang, lo sợcho chính quyền và giới quân sự Mỹ; góp phần làm cho làn sóng phản chiếncủa nhân dân Mỹ dâng cao mạnh mẽ... Hơn thế nữa, những bài học - kinhnghiệm chiến đấu rút ra từ chiến dịch này cũng có những giá trị lớn cho cuộcchiến đấu trong giai đoạn về sau và nó vẫn còn nguyên giá trị cho việc xâydựng nền quốc phòng toàn dân của chúng ta hiện nay, góp phần làm giàuthêm khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đi sâu nghiên cứu chiến dịchnày sẽ cho ta thấy được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta mà đứng đầu là BộChính trị và Quân uỷ Trung ương trong việc điều hành chiến tranh, cụ thể làvề điều hành quân sự. Trong khoảng thời gian đã trôi qua, có nhiều công trình, bài báo đề cậpđến chiến dịch lịch sử này. Tuy nhiên, ở nước ta, cho đến nay, vẫn chưa cócông trình chuyên khảo đi sâu phân tích, dựng lại sự kiện Đường số 9 - Khe 2Sanh xảy ra hơn 40 năm trước đây. Ngay trong số các tướng lĩnh, các nhàkhoa học ở Việt Nam, khi đề cập đến chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh cũngcòn có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Phần lớn các ý kiến đều cho rằngchiến dịch này là một thắng lợi lớn của ta nhưng lại không chỉ rõ ra đượcnhững khó khăn, hạn chế, và cả những tổn thất mà chúng ta gặp phải trongsuốt quá trình chiến đấu. Một số ý kiến thì chỉ nhìn nhận vào những hạn chế,tổn thất của ta, chưa có cái nhìn bao quát, thoả đáng nên cho rằng: Trong chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh ta dùng cùng một lúc 5 trung đoàn pháo binh để đánh vào hầu hết các căn cứ địch, tất nhiên chúng phải cân nhắc cẩn thận trước khi hành động. Hệ quả là sau 10 ngày, tức ngày ta tiến công vào các thành phố, địch vẫn chưa điều động quân lên Đường số 9 - Khe Sanh, ngược lại chúng tập trung quân ở các căn cứ gần thành phố. Với lực lượng sẵn sàng chiến đấu cao để điều động lên rừng, chúng quay vào giải toả cho các thành phố. Như vậy, chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh không tạo được điều kiện thuận lợi, ngược lại còn gây khó khăn cho việc ta tiến công vào thành phố [15, tr. 399]. Trong khi đó, ở nước ngoài, đặc biệt là ở nước Mỹ, đã có những côngtrình của các nhà sử học, thậm chí là của các tướng lĩnh hay những người línhMỹ đã từng chiến đấu ở Khe Sanh viết về chiến dịch đáng nguyền rủa này,như cách gọi của Tổng thống Mỹ Lin-đơn Giôn-xơn (Lyndon B. Johnson). Dođứng trên những lập trường, quan điểm khác nhau nên các tác giả cũng cónhững đánh giá khác nhau. Đáng chú ý nhất là ý kiến của tướng Uy-li-amOét-mo-len (William C. Westmoreland) - Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ởmiền Nam Việt Nam những năm 1965 - 1968, trong cuộc trả lời phỏng vấnnăm 1988 (tức là 20 năm sau sự kiện Đường số 9 - Khe Sanh), ông đã trìnhbày về những quyết định quan trọng của mình trong thời gian ông nắm giữcương vị Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam, trong đó ông lấy làmtự hào nhất về quyết định giữ Khe Sanh và từ đó ông đã phá tan ý đồ củaHà Nội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: