Danh mục

Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 603.69 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là thông qua viêc tìm hiểu tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn như sự thể hiện của tư tưởng triết học trong khoa học, để nhận thấy rõ bản chất tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn. Từ đó, chỉ ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của nó đối với đời sống khoa học hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI HÒA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA THOMAS SAMUEL KUHN TRONG TÁC PHẨM “CẤU TRÚC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC” LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI HÒA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA THOMAS SAMUEL KUHN TRONG TÁC PHẨM “CẤU TRÚC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC” Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TUẤN PHONG HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT BỨC TRANH XÃ HỘI, TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ......................................... 8 1.1. Mảnh đất Mỹ cho hạt giống triết học khoa học ...................................... 8 1.1.1. Bối cảnh xã hội Mỹ........................................................................... 8 1.1.2. Tiền đề khoa học ............................................................................ 11 1.1.3. Tiền đề lý luận ................................................................................ 14 1.2. Thomas Samuel Kuhn và tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” .............................................................................................................. 18 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Thomas Samuel Kuhn......................... 18 1.2.2. Tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” ................... 21 Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA THOMAS SAMUEL KUHN TRONG TÁC PHẨM “CẤU TRÚC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC” ................................... 26 2.1. Những khái niệm cơ bản trong tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” ..................................................................................................... 26 2.2. Thuyết “mẫu hình”, hạt nhân triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn............................................................................................................. 29 2.3. Khoa học thông thường và vai trò của khoa học thông thường ........... 32 2.4. Quan điểm về cộng đồng khoa học ...................................................... 44 2.5. Nhận thức khoa học và vấn đề chân lý ................................................ 48 2.5.1. Hai hình thái tư duy phát tán và tư duy thu gom ........................... 48 2.5.2. Vấn đề chân lý ................................................................................ 50 2.6. Những giá trị và hạn chế trong quan điểm triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” .............................................................................................................. 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triết học phương Tây từ những thập niên 50 của thế kỷ thứ XX đến nay, được thúc đẩy bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã tăng cường mạnh mẽ việc nghiên cứu các quy luật phát triển của khoa học và phương pháp luận khoa học, những thay đổi này được phản ánh trong những trào lưu triết học, nhất là triết học khoa học. Triết học khoa học là một trường phái, tuy không nằm trong chủ nghĩa thực chứng, nhưng có điểm chung với chủ nghĩa thực chứng là duy khoa học, tuyệt đối hóa vai trò của khoa học kinh nghiệm, phủ nhận vai trò thế giới quan của triết học với các đại biểu của triết học khoa học như K. Popper (Karl Popper, 1902-1994), T. Kuhn (Thomas Samuel Kuhn, 1922-1996), I. Lakatos (Imre Lakatos 1922-1974),... Triết học khoa học giai đoạn này quan tâm ngày càng nhiều hơn đến việc nghiên cứu đến các vấn đề lịch sử xã hội. Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa lịch sử xuất hiện vào thập niên 60 với Thomas Kuhn làm đại biểu, đã phát triển thêm một bước khuynh hướng này. T.Kuhn nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu thông qua lịch sử khoa học để luận chứng khoa học, đồng thời cố tìm trong quá trình phát triển khoa học các mẫu hình nghiên cứu khoa học. Tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn nhìn chung được mọi người nhất trí đánh giá như một bước ngoặt lớn và ông được coi như người sáng lập đích thực của cách tiếp cận mới. Kuhn cho rằng về cơ bản khoa học không phát triển liên tục thông qua tích lũy mà nó mang tính đứt đoạn. Những điểm đứt đoạn này được gọi là các cuộc cách mạng khoa học mà theo Kuhn chúng giống như sự đảo lộn cách nhìn của các nhà khoa học (cái mà các nhà tâm lý học tự giác gọi là sự chuyển đổi hình trạng (gestal switch). Vào một thời điểm tương ứng với 1 những tín niệm xã hội nào đó được lấy làm chỗ dựa cho một thế giới quan, nhà khoa học có một cảm quan lý thuyết đặc biệt, một cách nhìn thế giới riêng. Cái đó thay đổi một khi thế giới quan thay đổi. Những nhân tố ảnh hưởng tới cách nhìn sự việc của các nhà khoa học có thể được phân tích và mô hình hóa trên cơ sở tri thức luận: về căn bản, đó là những khủng hoảng xuất phát từ sự thất bại liên tục của họ trong việc cung cấp những công cụ lý thuyết và thực nghiệm cần thiết để giải các “bài toán đố” khoa học. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: