Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 960.37 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày các nội dung về cơ sở lý luận và pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Thực trạng pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân và thực tiễn thi hành ở tỉnh Thanh Hóa; Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG MẠNH CHUNGPHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN QUÂN HÀ NỘI, năm 2021 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN), là một trong những cơ quan tronghệ thống cơ quan nhà nước, trách nhiệm của ngành kiểm sát, người cán bộkiểm sát là hết sức quan trọng, trong đó có đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểmsát nhân dân (VKSND), Người cán bộ Kiểm sát viên phải thấy hết tráchnhiệm cao cả và nặng nề của mình, luôn luôn tôn trọng sự thật, phân rõ đúngsai, hết sức giữ thái độ khách quan, thận trọng, công minh, chính trực (LêDuẩn). Ngay từ khi giành độc lập, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã coitrọng đến công tác cán bộ và những vấn đề pháp lý về công tác cán bộ. Trongđó có lực lượng cán bộ tư pháp các cấp. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ký Sắc lệnh công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Đây là cơsở pháp lý đầu tiên xác lập sự ra đời của VKSND và cũng đánh dấu sự hìnhthành chức danh Kiểm sát viên VKSND, là chức danh pháp lý quan trọngtrong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố.Với cơ quan Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là lực lượng quan trọng, được bổnhiệm để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của ngành; trong bộ máy nhà nước,Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp, một bộ phận của lực lượng cán bộ,công chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, góp phần bảovệ pháp chế, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự thực thi pháp luậtnghiêm minh, công bằng, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Với những đặc thù về địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội, tình hình tội phạmvà vi phạm pháp luật, VKSND tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Kiểm sát viên haicấp VKSND tỉnh Thanh Hóa đang có những thuận lợi và cũng phải đối mặt vớinhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thanh Hóa nằm khu vực 2Bắc Trung Bộ, là một trong những tỉnh lớn, diện tích đứng thứ 5 của cả nước,với 11.129,48 km2, dân số đứng thứ 3 cả nước với 3,65 triệu dân, chỉ sauThành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thanh Hóa hiện là tỉnh có nhiều đơn vịhành chính cấp huyện nhất Việt Nam, với tổng số thành phố, thị xã, huyện là27 đơn vị hành chính. Là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, phía Bắcgiáp Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175 km; phíaNam và Tây Nam nằm liền kề Nghệ An với đường ranh giới hơn 160 km; phíaTây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào với đường biên giới dài 192 km; phía Đông mở ra phần giữa của Vịnh BắcBộ thuộc biển Đông với đường bờ biển dài trên 102 km. Địa hình Thanh Hoákhá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây - Đông. Từ phía Tâysang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển.ThanhHóa nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam nước ta, vớinhiều tuyến đường giao thông đi qua, đã tạo cho Thanh Hóa cơ hội giao lưukinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mởrộng hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và các loạitranh chấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều diễn biến phức tạp, gia tăngvề số lượng và phức tạp về tính chất, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Với chứcnăng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND tỉnhThanh Hóa đã góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóatrở thành một cực tăng trưởng ở khu vực phía Bắc. Góp phần bảo đảm phápluật được chấp hành nghiêm chỉnh, phát hiện và xử lý nghiêm minh tội phạmvà vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn. Để ngành Kiểmsát nhân dân thực hiện được nhiệm vụ và sứ mệnh chính trị to lớn mà Đảng,Nhà nước và nhân dân giao phó, con người luôn là yếu tố quan trọng, quyếtđịnh. VKSND tỉnh Thanh Hóa không thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chínhtrị, nếu thiếu nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên 3hai cấp. Vì vậy, xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên hai cấp có đủ phẩm chất vànăng lực, kỹ năng nghề và thái độ tận tâm với công việc là nhiệm vụ có ý nghĩavô cùng quan trọng. Để xây dựng được đội ngũ Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầuthì phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: