Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình xử lý VPHC trong lĩnh vực văn hóa tại tỉnh Cao Bằng, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực văn hóa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG HỒNG THẮNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN TỈNH CAO BẰNG Ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 8.38.01.02LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ KHÁNH MINH Hà Nội -2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ côngtrình nào. Tác giả luận văn TRƯƠNG HỒNG THẮNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ được viết tắt Từ viết tắtVăn hóa, Thể thao và Du lịch VHTTDL Vi phạm hành chính VPHC Ủy ban Nhân dân UBND Quản lý Nhà nước QLNN Hội đồng nhân dân HĐND Cơ quan nhà nước CQNN MỤC LỤCMỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNHCHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA .................................................... 61.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của xử lý VPHC trong lĩnh vực văn hóa ..... 61.2. Thẩm quyền, nội dung, hình thức, biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnhvực Văn hóa. ................................................................................................... 171.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý VPHC trong lĩnh vực văn hóa. ............ 24CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TẠI TỈNH CAO BẰNG ....................... 282.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý VPHC trong lĩnh vực Văn hóa trên địabàn tỉnh Cao Bằng. .......................................................................................... 282.2. Thực tiễn xử lý VPHC trong lĩnh vực Văn hóa tại tỉnh Cao Bằng .......... 512.3. Đánh giá chung về xử lý VPHC trong lĩnh vực Văn hóa trên địa bàn tỉnhCao Bằng. ........................................................................................................ 55CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VIPHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TRÊN ĐỊABÀN TỈNH CAO BẰNG ............................................................................... 603.1. Nhu cầu tăng cường hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực Văn hóa trênđịa bàn tỉnh Cao Bằng. .................................................................................... 603.2. Quan điểm tăng cường xử lý VPHC trong lĩnh vực Văn hóa. ................. 613.3. Giải pháp tăng cường xử lý VPHC trong lĩnh vực Văn hóa trên địa bàntỉnh Cao Bằng. ................................................................................................. 62KẾT LUẬN .................................................................................................... 68DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta khẳng định văn hóa là nền tảngtinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; xâydựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa trênđịa bàn tỉnh Cao Bằng đang phát triển mạnh và đã đáp ứng được phần nàonhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Trong đócác hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa như: Karaoke, biểu diễn nghệ thuậtvà các hoạt động dịch vụ trong lễ hội đã làm phong phú thêm đời sống vănhóa tinh thần của người dân. Các hoạt động kinh doanh đó có tác dụng gìngiữu và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, tạo được mối gắn kết hàihòa giữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh nhà. Quan trọng hơn cả, nó đã đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do chính lợi nhuận từ loại hình kinh doanh trong lĩnh vực vănhóa nên một số tổ chức, cá nhân đã biến tướng ra nhiều hình thức khác nhau.Có một thực tế đáng báo động là loại hình kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vựcvăn hóa đang có xu hướng biến dạng theo chiều hướng tiêu cực bởi những cánhân, tổ chức do chạy theo lợi nhuận đã cạnh tranh không lành mạnh, thựchiện “chiêu bài” với nhiều thủ đoạn “câu khách” kém văn hóa, trong sự phốikết hợp với những dịch vụ thương mại “nhạy cảm”… Từ đó, khiến hoạt độngkinh doanh trong lĩnh vực văn hóa bị biến tướng, trở thành bức màn che đậycho những hoạt động có tính chất “tệ nạn xã hội” như mê tín dị đoan, mạidâm... tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh của người dân, 1gây ra những bất bình trong dư luận xã hội khiến các phương tiện truyềnthông đại chúng đã phải lên tiếng cảnh báo và các cơ quan chức năng, nhất làcác cơ quan quản lý trực tiếp trên lĩnh vực hoạt động này phải “vào cuộc” từđó gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Vì thế công tác quản lý hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực văn hóa đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách, nan giảivà trách nhiệm không phải của riêng cá nhân, tổ chức mà là trách nhiệm củatoàn xã hội. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực văn hóa của cácngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục đích kiểm tra đối vớicác chủ thể trong hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều: