Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 84      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực tiễn áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự của Việt Nam qua tham khảo một số quốc gia tiêu biểu của truyền thống dân luật như Anh, Mỹ và những quốc gia có truyền thống pháp luật dân sự như Pháp, Đức, Nhật Bản. Từ đó có cái nhìn, quan điểm về khái niệm và thực tiễn áp dụng của án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG VĂN VIỆTÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh Tế Mã số : 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AM HIỂU Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi trên cơ sởđịnh hướng của giảng viên hướng dẫn. Tôi xin chịu trách nhiệm mặt pháp lý về nộidung của công trình. Tên tác giả PHÙNG VĂN VIỆT MỤC LỤCMỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ÁN LỆ.................... 71.1. Khái niệm và đặc điểm án lệ...................................................................... 71.2. Lịch sử ra đời và phát triển của án lệ ............................................................ 241.3. Án lệ và nguyên tắc pháp luật ở một số nước ............................................... 251.4. Áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp dân sự ........................................ 371.5. Án lệ trong lịch sử pháp luật Việt Nam ........................................................ 43Chương 2: ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANHCHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ... 492.1. Án lệ theo quyết định của pháp luật Việt Nam ............................................. 492.2. Án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam .......................... 62KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 80 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Án lệ được biết đến từ rất sớm trong lịch sử tố tụng, tư pháp của các quốcgia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong kinh thánh thì ngọn cờ công bằng, bình đẳng,bác ái luôn là hàng đầu và trong đó cái công bằng là mong muốn, mục tiêu, độnglực cho từng cá nhân và cho cộng đồng nhỏ tới cộng đồng lớn, suy rộng ra cho cácquốc gia, các vùng lãnh thổ. Trong kinh Phật giáo Nguyên thuỷ đã có định hướng về xây dựng xã hội thuầnlương thiện thông qua các lời răn dạy về đạo đức. Cùng với đó là những quy tắc giúpcho con người có lối sống đúng đắn cho chính mình, cách cư xử sao cho chuẩn mựcnhất khi cư xử với cá nhân và xã hội. Quan điểm nền tảng là tất cả mọi người đều đượccông bằng trước sự giáo dục của Phật giáo dựa trên nhiều phương diện. Nhân loại đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội và sự phán xét công bằngluôn là tiêu điểm cho các kết cục của những xung đột lớn nhỏ trong xã hội đó. Nhucầu được xét xử như nhau ở những vụ án, vụ việc như nhau là trọng tâm và cũng làkết quả sau cùng của sự công bằng đó. Trong bình diện đối xử, đối xử công bằngcũng là một nền tảng vững chắc cho các tục lệ ra đời như là văn hóa của con người.Trong các giai đoạn tiến bộ của xã hội loài người thì việc ra đời các bộ luật nhưLuật La Mã cổ đại, bộ luật Hammurabi, hay ở việt nam chúng ta như Bộ luật HồngĐức cũng là nền tảng cho một yêu cầu xét xử công bằng. Việc áp dụng án lệ chính lànhững người trong những vụ án tương tự nhau sẽ đảm bảo được xét xử như nhau. Khicuộc sống của loài người không ngừng tiến bộ, các sản phẩm về giá trị cuộc sống, giátrị tinh thần đó là luật cho cuộc sống, cho xã hội đó cũng tiến bộ theo. Việc áp dụng ánlệ đã đưa số đông công chúng có thể hiểu hơn về pháp luật và có thể tự đánh giá chocác phán quyết của mình đối với các vụ án mà mình biết mình quan tâm. Khi vai tròcủa chính quyền, Tòa án ngày càng giảm trong xã hội dân sự, xã hội dân chủ thì vai tròcủa án lệ sẽ được nâng cao để nó như bàn tay vô hình cùng với luật thực định điềuchỉnh xã hội vận hành cho đạt tới sự tốt đẹp mong muốn; Việt Nam đứng trước thời cơ 1và đòi hỏi cao của sự phát triển và hội nhập vào đời sống kinh tế xã hội thế giới nêntiếp thu, xây dựng và phát triển án lệ là tất yếu. Tuyên bố Bắc Kinh năm 1995 của Chánh án Toà án tối cao 20 quốc gia khuvực Châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) đã nên cơ quan tư pháp làtổ chức mang giá trị cao nhất của xã hội và mọi người đề có quyền được xét xửcông khai và công bằng bởi một toà án độc lập có thẩm quyền, khách quan và đượcthành lập theo pháp luật. Cam kết mục tiêu tư pháp là thúc đẩy việc tôn trọng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: